xúc trong suốt cuộc họp là vấn đề mang tính sống còn. Điều này giúp chúng
ra tăng thêm uy lực bản thân và trò chuyện hiệu quả với nhà quản lý, cũng
như kiểm soát khả năng tung đòn bẩn khác của họ.
Nếu bạn biết những “nhượng bộ đặc biệt” mà người quản lý đã từng làm
trong quá khứ, hãy gặp và nói chuyện với những người liên quan và được
hưởng lợi từ chuyện đó, cố gắng tìm hiểu trường hợp xảy ra việc ấy. Nếu có
những chính sách về vấn đề này, hãy bỏ công nghiên cứu để kiểm tra quyền
hạn chi tiết của nhà quản lý và xem mình có thể kháng cáo quyết định này
không.
Sau đó áp dụng những câu hỏi liệt kê dưới đây, bạn có lợi thế là biết được sự
thật. Những câu hỏi đó được biên soạn để giúp bạn tìm ra chân tướng sự thật
khi yêu cầu của bạn bị từ chối và bạn phát hiện ra trò hai mặt của nhà quản
lý sau đó.
Hãy dành thời gian để soạn ra những thông điệp và luyện tập các tình huống
có thể xảy ra trước khi bạn gặp trực tiếp họ. Hãy lắng nghe những phản hồi,
từ bạn bè thân thiết cho tới đồng nghiệp đáng tin cậy. Nhớ rằng, có kể lể về
nỗi thất vọng, bực bội hay tức giận khi bị nếm đòn cũng không sao, nhưng sẽ
không phải là một ý hay nếu bạn thất vọng, buồn bực và tức giận trong suốt
thời gian thi hành nhiệm vụ.
CÂU HỎI CHO “VỊ ANH HÙNG BỊ XIỀNG XÍCH”
- Phải làm sao để quy định này linh động hơn?
- Quy định này có được điều chỉnh trong trường hợp nào trước đây chưa?
- Câu trả lời của cấp cao đích xác thế nào khi anh trình bày về đề xuất của
tôi?
- Quy định này đã được điều chỉnh trong trường hợp của... ra sao?
- Yêu cầu của tôi với của anh ta có gì khác nhau không?
- Anh sẽ mất gì nếu “bẻ cong” điều luật này cho tôi?
- Nếu chúng ta thực hiện vài đường lối sáng tạo hơn để việc này ổn hơn với
anh thì sao?