chuyên nghiệp hơn.
Nếu công ty thực sự muốn bạn đi, thì cố ở lại có ích gì không? Nếu bạn đối
đầu công ty với những bằng chứng về sự gian trá của họ, bạn có thực sự tin
rằng họ sẽ quỵ không? Đôi khi, có thể khuyên can được họ, nhưng hãy ý
thức mức độ thử thách của việc bạn đang làm. Tiếp tục trụ lại công ty trong
hoàn cảnh này cũng đồng nghĩa với việc hạn chế tầm phát triển. Thật sự thì
bạn nên bỏ công ty đó, với uy tín và phẩm hạnh còn nguyên vẹn, một khoản
kha khá ở ngân hàng và một cái CV đèm đẹp để nộp cho chỗ làm mới. Chắc
chắn vẫn còn những công ty tốt hơn để vào làm, hãy dồn năng lượng và chú
tâm vào việc tìm công ty mới.
Tuy nhiên, trước khi vội vã hẹn hò với tay săn đầu người, hãy dành vài phút
suy ngẫm. Sự thật khó chịu cuối cùng khi phải trở thành nạn nhân của kế tái
thiết này là ở mức độ nào đó, bạn đã gây ra sai lầm khiến họ đối xử như vậy.
Cho nên, tạm thời dẹp nỗi đau qua một bên và trung thực về việc mình đã
làm gì nên nỗi. Chúng tôi không có ý rằng bạn bị như vậy là đáng, nhưng kế
này thường là do, một phần nào đó, chính nạn nhân gây chuyện trước. Năng
suất làm việc của bạn thấp hơn mức cho phép? Hay là bạn lỡ đắc tội với một
ông to bà lớn nào đó trong công ty? Bạn đã lách luật hay vi phạm quy định
nào chăng? Hiểu rõ nguyên nhân sẽ đảm bảo cho bạn việc không bao giờ
mắc phải sai lầm lần nữa.
THÔNG ĐIỆP CUỐI CÙNG
Nếu bạn là nhà quản lý hay lãnh đạo công ty và bạn cho rằng cải tổ là một
cách hay để loại những kẻ kém cỏi và khó trị ra khỏi công ty, thì hãy nhìn lại
bản thân xem bạn có đủ can đảm để tự vấn với những câu chúng tôi đã hỏi
không? Hãy xem chuyện đó khó chịu như thế nào, nếu người bị bạn chơi bẩn
thực hiện một chiến lược có đạo đức để thách thức bạn. Nếu bạn vẫn quyết
định tiếp tục thủ đoạn, vậy hãy tự hỏi bản thân những câu này đi:
- Bạn cho rằng nhân viên của bạn không biết tí gì về chương trình nghị sự
thực sự?
- Sự tin tưởng nhân viên dành cho bạn còn lại bao nhiêu khi trò chơi kết
thúc?
- Mất bao lâu để lên tinh thần lại sau vụ này?
- Bạn thực sự muốn kinh doanh theo cách này à?