“Túc thực, túc binh, dân tín hĩ” - Lương thực đủ, quân lính đủ, dân chúng
sẽ tin - (“Luận ngữ - Tử Hàn”). Thời đại Khổng Tử sống, chiến tranh liên
miên, tiếng than khóc của dân chúng đầy đường, người dân không thể sống
nổi, làm thế nào cai trị đất nước yên ổn trong tình hình các chư hầu đánh
chiếm lẫn nhau, nhà vua suy yếu, Khổng Tử đã nêu ra được phương châm
chiến lược căn bản cho mình. Điểm cơ bản của phương châm chiến lược
này là “dân chúng”, đó là xây dựng “nghĩa” - chính nghĩa trên cơ sở dân
chúng. Từ xưa tới nay, việc cai trị đất nước không thể tách rời chính trị,
kinh tế, quân sự, làm thế nào để xử lý mối quan hệ của ba thứ này, đã có
quan hệ cực kỳ to lớn đối với quan hệ yên nguy của đất nước. Tư tưởng của
Khổng Tử là “túc thực, túc binh, dân tín hĩ!” (“Luận ngữ - Nhan Uyên”).
Khổng Tử cho rằng nhân dân giàu có no đủ, nền kinh tế của đất nước phát
đạt, có quân đội hùng mạnh thì dân chúng sẽ có đầy đủ niềm tin đối với đất
nước. Đồng thời, đối với mối quan hệ giữa ba thứ kể trên, Khổng Tử cũng
có những nhận thức sâu sắc của mình. Khổng Tử cho rằng, nếu bất đắc dĩ
ba thứ đó không thể đồng thời cùng đạt được ở mức độ cao, thì trước hết
phải phát triển kinh tế, bồi dưỡng lòng dân, xác lập lấy niềm tự tin dân tộc,
còn việc quân sự thì có thể để chậm một bước, trước hết phải nâng cao kinh
tế đã. Trong quan hệ giữa kinh tế và lòng dân, Khổng Tử cho rằng, nền
kinh tế lạc hậu không đáng sợ, điều đáng sợ là để mất lòng dân, để mất
niềm tin vào chính nghĩa, bỏ mất lòng tự tin dân tộc. Do vậy “Luận ngữ”
ghi chép, Lỗ Ai Công hỏi Hữu Nhược, nếu gặp phải tai hại, đất nước không
đủ chi tiêu, nên làm thế nào? Hữu Nhược cho rằng nên giảm bớt việc thu
thuế, dựa theo mức làm mười thu một. Ai Công nói: Thu tới hai phần mười
mà vẫn không đủ dùng, làm sao lại có thể thu một phần mười được. Hữu
Nhược trả lời: “Dân chúng đủ, vua nào không đủ. Dân chúng không đủ, sao
vua đủ được?”. Đây chính là một câu danh ngôn thiên cổ. Câu trả lời này
cũng chính là lời thuyết minh đối với việc “dân tín” của Khổng Tử. Nền
kinh tế khó khăn, đất nước khó khăn, trong tình hình như vậy, để khiến cho
“dân tin”, cần phải tăng cường sức đoàn kết dân tộc, đất nước không những
không thể thu thuế nhiều mà phải nên giảm thuế. Trong “Luận ngữ - Vấn
Hiến”, học sinh của Khổng Tử là Nam Cung Thích nói: Nghệ giỏi bắn tên,