đời Hạ con trai của Hàn Trạc giỏi thiện chiến, nhưng đều phải chết khổ sở,
Vũ và Tắc không tham gia chinh chiến, tự mình ra đồng làm ruộng, thế
nhưng lại được cả thiên hạ. Khổng Tử rất ca tụng Nam Cung Thích nói:
“Con người này là một người quân tử chân chính, là con người có đạo đức
cao cả!”. Đây cũng là sự thuyết minh tốt đẹp nhất đối với tư tưởng của
Khổng Tử. Kẻ tôn sùng sức mạnh không thể có kết cục tốt đẹp, còn người
tôn sùng đạo đức, giữ chữ tín với dân thì cuối cùng có thể giành được thiên
hạ. Loại tư tưởng mưu lược cai trị đất nước có bảo đảm trên tầm vĩ mô này
của Khổng Tử đã phản ánh sự tinh sâu rộng lớn trong tư tưởng mưu lược
của Khổng Tử. Nếu một quốc gia không suy nghĩ đắn đo tới tình trạng tài
lực của đất nước, binh lính nghèo, vũ khí tồi, việc chi tiêu phí tổn cho quân
đội vượt quá năng lực chịu đựng của nền kinh tế đất nước, thế thì quốc gia
này không thể “túc thực”, cũng chẳng có khả năng “túc binh” được. Một
đất nước có nền kinh tế lạc hậu thực ra không đáng sợ, mà điều đáng sợ là
lòng tự tin dân tộc và sức đoàn kết dân tộc bị tan vỡ. Những tư tưởng như
vậy cho dù ở thời đại ngày nay chẳng vẫn có thể làm tấm gương cho chúng
ta noi theo đó sao?
Chỉ có “dân tin”, thực ra cũng không thể bảo đảm được thắng lợi cho
cuộc tác chiến, mà còn phải dùng cuộc chiến để dạy dân nữa. “Luận ngữ -
Tử Lộ” nói: “Thiện nhân giáo dân thất niên, diệc khả dĩ tức nhung hĩ”, có ý
nghĩa là nếu muốn nhân dân lao vào cuộc chiến đấu, thì trước hết phải tiến
hành huấn luyện. Hơn thế còn nói “Dĩ bất giáo dân chiến, thị vị khí chi”,
tức là nói để cho những người dân chưa từng trải qua huấn luyện lao vào
tác chiến, thì có nghĩa là để cho dân chúng lao vào chỗ chết, giày xéo chà
đạp lên tính mạng của nhân dân. Khổng Tử đã thống nhất ở một mức độ
cao giữa việc bảo đảm thắng lợi của cuộc chiến đấu với việc bảo hộ tính
mệnh của nhân dân. Điểm này cũng chính là sự thể hiện tư tưởng “dân tín”
của Khổng Tử. Đối với dân chúng, Khổng Tử càng coi trọng khí tiết của
“Tín” và “Nghĩa”, coi trọng tác dụng tinh thần dân tộc trong sự an toàn của
quốc gia, ngài cho rằng “Nghĩa” - chính nghĩa - là điều quý báu nhất, chỉ có
dũng mà không có nghĩa, chẳng qua chỉ là bọn thất phu, chỉ có thể là bọn