Khổng Tử lại nhanh chân bước ra nói: “Dùng bọn nghệ nhân thô tục bấn
thỉu này chọc ghẹo chư hầu, luận tội thì đáng phải chết. Quan chủ sự! Hãy
mau ra chấp hành!”. Quan chủ sự lập tức chấp pháp, chém ngang lưng
những tên lùn pha trò nhảm nhí. Cảnh Công vô cùng hoảng sợ, biết rằng
mình đã thua nước Lỗ trên mặt đạo nghĩa. Sau đó đã phải thành thực xin lỗi
điều không phải đối với nước Lỗ, đã trả lại vùng đất Quân, Vận Dương,
Quy mà ngày trước xâm lược của nước Lỗ, lấy việc đó để tạ tội với nước
Lỗ.
Cuộc hội đàm ở Giáp Cốc lần này, nếu không phải là mưu sâu nghĩ xa
của Khổng Tử, nếu không phải là sự tuỳ cơ ứng biến của Khổng Tử thì
cảnh ngộ của nước Lỗ và địa vị của nó về sau này sẽ rất khó có thể định
liệu được.
Năm thứ mười bốn Định Công (năm 496 trước Công nguyên) Khổng Tử
năm mươi sáu tuổi, ngài từ chức Đại Tư Khấu, lên chức quyền Tể tướng.
Chấp hành được ba tháng, thương nhân không dám nâng cao vọt giá hàng,
nam nữ đều có lễ nghĩa, không ai nhặt của rơi trên đường, tân khách tứ
phương tới đô thị, các bộ phận hữu quan đều mang hết chức trách ra nhiệt
tình chủ động tiếp đãi, không cần phải dâng lễ thỉnh cầu đều có thể nhận
được những thứ và sự chiếu cố như mình mong muốn, đều hài lòng mãn ý
khi trở về. Nước Tề nghe thấy tình hình này càng thêm sợ hãi, có người
nói: “Có Khổng Tử cai trị đất nước, thì nước Lỗ nhất định có thể xưng bá.
Hễ nước Lỗ xưng bá, thì nước Tề sẽ là nước đầu tiên bị thôn tính, bởi lẽ
nước Tề cách nước Lỗ rất gần. Cho nên trước hết phải dâng hiến cho họ
một số đất đai. Quan đại phu nước Tề là Lê Mục đã tuyển chọn ở trong
nước Tề được tám mươi mỹ nữ dâng lên vua Lỗ. Vua nước Lỗ tiếp nhận
mỹ nữ, rồi chẳng thiết gì đến việc triều chính nữa. Khổng Tử bực tức quá
bỏ nước Lỗ ra đi. Khổng Tử còn ca hát, nói rằng: “Một khuôn miệng mỹ
nữ, có thể đuổi hết người thân, có thể đuổi hết đại thần. Thân gần mỹ nữ
nũng nịu, sẽ làm cho nước mất thân tan. Ôi thú vui du nhàn, thú vui du
nhàn. Ta sẽ sống như thế này qua những ngày tàn”.