MƯU LƯỢC GIA TINH TUYỂN - Trang 154

Điều “Nghĩa” mà Mặc Tử chủ trương không phải là hành nghĩa và coi

trọng nghĩa khí của các hiệp khách nói chung, mà là đặt điều “Nghĩa” ở
mức độ cao của nhân sinh quan, chính trị quan, chiến tranh quan để lý giải,
về điểm này, đã được trình bày rất rõ ràng ở trong thiên “Mặc Tử - Phi
công”

[31]

Nếu có một người chạy vào trong vườn nhà người khác, ăn cắp

đào và mận của người ta. Mọi người nghe thấy nói như thế, nhất định đều
trách mắng anh ta. Các quan lại địa phương cũng có thể trừng phạt anh ta.
Vì sao vậy? Là bởi vì anh ta làm tổn hại người khác để đem lợi ích cho
mình. Những người đến ăn cắp gà, bắt trộm lợn của người khác, càng bất
nhân bất nghĩa hơn so với người ăn cắp đào và ăn cắp mận. Vì sao vậy?
Bởi vì tổn hại người càng nhiều, thì càng tăng thêm điều bất nhân bất
nghĩa, tội nghiệt cũng càng lớn hơn. Những người lẻn vào chuồng nhốt gia
súc của nhà người khác đế ăn cắp trâu ăn cắp bò, càng nguy hiểm hơn so
với người trộm gà trộm chó. Nguyên nhân vì làm hại người càng lớn. Cho
nên nói: “Tổn hại người càng nhiều thì càng bất nhân bất nghĩa, tội ác càng
nặng. Những kẻ dùng đao kiếm, lột quần áo, giết chết người vô tội kia so
với những kẻ ăn cắp trâu, ăn cắp bò, hiến nhiên là càng bất nhân bất nghĩa.
Vì sao vậy? Bởi vì nó hại người càng thậm tệ, hại người càng nhiều, càng
bất nhân bất nghĩa, tội ác càng nặng. Đối với những đạo lý này, những
người chính trực trong thiên hạ đều biết cả, và cũng đều chủ trương trị tội
đối với những kẻ bất nhân bất nghĩa. Giết chết một người chính là bất
nghĩa, nhất định phải xử hắn vào tội chết. Giết mười người, một trăm
người, thì điều bất nghĩa sẽ nặng lên gấp mười lần, gấp trăm lần, cũng nên
xử chúng vào tội chết gấp mười lần, gấp trăm lần. Những con người chính
trực trong thiên hạ cũng biết rõ đạo lý này. Vậy mà ngày nay có người làm
những sự việc bất nghĩa nhất trong thiên hạ, đánh chiếm nước người khác,
giết chết vô số người, lại nói điều đó là phù hợp với nhân nghĩa, hơn thế, họ
lại càng ca ngợi tán thưởng, viết thành sách, lưu lại cho người đời sau. Đó
quả thật là những hành vi điên đảo đen trắng, hỗn loạn phải trái.

“Vi nghĩa”

[32]

của Khổng Tử đã thẩm thấu tới toàn bộ tư tưởng mưu

lược chính trị của ông. Có một lần, người học trò của Mặc Tử là Nguy Việt

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.