MƯU LƯỢC GIA TINH TUYỂN - Trang 156

Tư tưởng mưu lược quân sự của Mặc Tử đã thể hiện khái quát ở trên

những phương châm chiến lược trị quốc, cũng phản ánh trên những tư
tưởng chiến thuật cụ thể. Mặc Tử có tư tưởng lý luận quân sự tương đối
cao, ông chủ trương chiến tranh chính nghĩa, cực lực phản đối cuộc chiến
tranh bất nghĩa lấy mạnh nuốt yếu. Đối với chiến lược phòng ngự, Mặc Tử
có sự nghiên cứu rất sâu, lại có một hệ thống lý luận tinh tế và hoàn chỉnh,
đến mức độ có nhà sử học đã đem lý luận quân sự của Mặc Tử so sánh
tương xứng với “Tôn Tử binh pháp”. Trong “Mặc Tử - Phi công” thượng
hạ thiên đã tập trung phản ánh tư tưởng mưu lược quân sự của Mặc Tử.
Chủ yếu có:

Thứ nhất: Chủ trương chiến tranh chính nghĩa, phản đối chiến tranh bất

nghĩa. Trong “Phi công”, Mặc Tử đã cực lực phản đối cuộc chiến tranh bất
nghĩa, nhưng không nhất loạt phủ định mọi cuộc chiến tranh. Có người nói
với ông, đã cho rằng công phạt là bất nghĩa, tại sao Đại Vũ đánh Tam Miêu,
Thương Thang phạt Kiệt, Chu Vũ Vương phạt vua Trụ nhà Thương, đều
được coi là những hành động của Thánh Vương? Mặc Tử nói, đây là sự suy
đoán không chính xác, không biết được nguyên nhân thực sự của sự vật
(“Tử vị sát ngô ngôn chi loại, vị minh kỳ cố dã” (“Mặc Tử - Phi công hạ”),
ông chủ trương phải phân hoạch rõ ràng hai loại chiến tranh không cùng
tính chất, lấy cái lợi của trăm họ Trung Quốc (“Mặc Tử - Phi công hạ”) làm
tiêu chuẩn để phân biệt tính chất chiến tranh, xem có lợi đối với nhân dân
hay không. Cuộc chiến tranh chính nghĩa, lợi cho thiên hạ, lợi cho dân
chúng. Cuộc chiến tranh phi chính nghĩa gây họa hại cho thiên hạ, làm cho
dân chúng lầm than, ức hiếp người hèn yếu. Vũ trừng trị Tam Miêu,
Thương Thang phạt Kiệt, Vũ Vương phạt Trụ, sở dĩ được ca tụng, ba vị vua
đó được hậu thế tôn làm thánh vương, nguyên nhân bởi vì, cuộc chiến tranh
mà các vị phát động là cuộc chiến tranh chính nghĩa làm lợi cho dân chúng,
mang lợi cho thiên hạ. Cuộc chiến tranh của ba vị thánh vương đó “Phi sở
vị công dã. Sở vị tru dã” không phải cái gọi là đánh, mà gọi là giết vậy!
(“Mặc Tử - Phi công hạ”). Ông gọi cuộc chiến tranh chính nghĩa là “Tru”
(giết), là cuộc chiến tranh “Tru vô đạo” giết kẻ vô đạo. Ông đem cuộc chiến

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.