MƯU LƯỢC GIA TINH TUYỂN - Trang 157

tranh gây họa hại cho thiên hạ, đoạt lợi của dân gọi là “công” (đánh), tức là
cuộc chiến tranh “công vô tội” - đánh người vô tội. Coi hành động của
nước Sở lúc đó cậy mạnh bắt nạt nước yếu, làm thang mây - thang trèo
thành - đến đánh nước Tống, gọi là “công vô tội”, đó là cuộc chiến tranh
phi chính nghĩa. Mặc Tử nói trước mặt vua Sở. “Tống vô tội mà đánh
người ta, không thể nói là nhân được” (“Mặc Tử - Công thân”). Hơn nữa,
ông đã dùng hết sức mình để ngăn chặn cuộc chiến tranh này. Phân biệt
tính chất khác nhau của cuộc chiến tranh, dùng thái độ khác nhau để đối xử
với chiến tranh, là cống hiến to lớn về chiến tranh luận của Mặc Tử. Mặc
Tử cho rằng cuộc chiến tranh “Tru vô đạo”, nên ủng hộ và giúp đỡ; còn đối
với cuộc chiến tranh “đánh chiếm những nước vô tội” thì phải kiên quyết
phản đối.

Cả cuộc đời Mặc Tử, chẳng những đã dốc sức phản đối các cuộc chiến

tranh xâm lược trên mặt tư tưởng lý luận, hơn thế, ông còn đích thân nghiên
cứu chiến thuật chống xâm lược, chế tạo ra khí giới chống xâm lược. Ông
cho rằng: tính chất tàn khốc và tính chất cướp đoạt của cuộc chiến tranh
xâm lược đã đem lại những tai nạn nặng nề sâu sắc cho nhân dân, “luôn
luôn công phạt, sẽ gây hại cực kỳ to lớn cho thiên hạ” (“Mặc Tử - Phi công
hạ”). Đối với những hành vi của kẻ xâm lược, Mặc Tử đã có sự vạch trần
sâu sắc và đả kích mạnh mẽ, chúng đã “đoạt dân chi dụng, phế dân chi lợi”
- chiếm đoạt cái dùng của dân, phế bỏ cái lợi của dân” - (“Mặc Tử - Phi
công trung”). Chiến tranh đã làm lỡ thời vụ cấy trồng của dân chúng, nỗi
đói rét, cảnh chết chóc, không sao đếm xuể; trang bị binh khí bị tổn thất
không sao đêm xuể, trâu bò tổn thất không sao đếm xuể; binh lính vận
chuyển lương thảo bị bệnh chết không sao đếm xuể; thương vong trên
chiến trường không sao đếm xuể; dân chúng ở hậu phương người hết con,
kẻ hết cháu không sao đếm xuể. Đồng thời, Mặc Tử còn chỉ ra những kẻ
xâm lược không thể có kết cục tốt đẹp được, kẻ hiếu chiến tất sẽ chết. Lúc
đó có chư hầu nhận định rằng, những cuộc chiến tranh xâm lược có thể mở
rộng biên cương, lấn chiếm đất đai, có thể giành được nhiều mối lợi. Trên
thực tế, lúc đó tuyệt đại đa số các quốc gia phát động xâm lược đều là nhân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.