Thứ hai, tích cực phòng ngự, trị quốc an bang. Mặc Tử cho rằng: “Tâm
vô bị lự, bất khả dĩ ứng tốt” - Lòng không suy nghĩ đầy đủ thì không thể
ứng phó được với cái chết được (“Mặc Tử - Thất hoạn”). Một đất nước, để
có thể cai trị yên ổn được lâu dài cần phải xây dựng cho được quan niệm
quốc phòng là có sự chuẩn bị đầy đủ thì không phải lo lắng gì. Trên mặt tư
tưởng cần phải chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với xâm lược, mài sắc ý chí,
chấn chỉnh đất nước, tăng cường lực lượng, ông cho rằng chuẩn bị đầy đủ
cho một cuộc chiến tranh là quốc sách cơ bản, ông chỉ rõ: “Sự chuẩn bị, ấy
là điều quan trọng của đất nước. Lương thực ấy là của báu của đất nước;
Binh lính ấy là nanh vuốt của đất nước; Thành trì tự nhiên có thể giữ được.
Ba thứ này là công cụ để giữ nước! (“Mặc Tử - Thất hoạn”). Tinh thần,
lương thực, quân đội, thành trì đều đã có sự chuẩn bị thì đất nước có thể
chống lại được quân xâm lược. Mặc Tử cho rằng: Không đầy đủ lương
thực, không đầy đủ binh lính, tuy có chính nghĩa cũng không thể đánh dẹp
được cuộc chiến tranh phi nghĩa”. Ông ca tụng, tán đồng cuộc chiến tranh
chính nghĩa “tru vô đạo” - giết kẻ vô đạo, thế nhưng giành được thắng lợi
trong cuộc chiến tranh chính nghĩa, cũng đòi hỏi cần thiết phải có sự chuẩn
bị đầy đủ. Không thể cho rằng cuộc chiến tranh đã là chính nghĩa thì được
phép buông lơi chuẩn bị chiến tranh.
“Ngăn Sở đánh Tống” là mô hình tác chiến sớm nhất trong lịch sử, đó
cũng là một thực tiễn thành công đối với tư tưởng phòng ngự chiến lược
của Mạnh Tử. Theo ghi chép trong “Mạnh Tử Công Thâu”, nước Sở chuẩn
bị tiến công nước Tống, Công Thâu Ban đặc biệt chế tạo một loại thang
mây chuyên dùng trong việc đánh thành cho nước Sở. Mặc Tử đang ở nước
Tề nghe được tin này, đi suốt ngày đêm tắt đường tới nước Sở. Công Thâu
Ban nhìn thấy ông đến khách khí hỏi:
- Tiên sinh từ phương xa tới, hẳn có điều gì dạy bảo.
Mặc Tử nói:
- Ở phương Bắc có người làm nhục tôi, muốn nhờ ông tới đó giết chết
hắn đi.