mệt nhọc và vất vả mà cũng không thể hái được hết. Chỉ cần anh lắc rung
thân cây sang trái sang phái thì toàn bộ lá cây sẽ rụng xuống hết. Rung cây
ở bên cạnh hồ nước, chim chóc ở trên cây hoảng sợ sẽ bay lên trời xanh, cá
ở trong hồ hoảng sợ sẽ chui hết xuống bùn sâu. Những người giỏi giăng
lưới bắt cá, chỉ cần nắm chắc rường lưới, mà không cần phải quản tới từng
mắt lưới, làm như thế đã không vất vả mà lại được việc, chỉ cần nắm chắc
giường lưới là có thể bắt được cá. Do vậy, quan lại cũng giống như thân
cây và rường lưới. Nhà vua chỉ cần cai trị tốt quan lại, liền có thể cai trị tốt
được dân chúng (“Hàn Phi Tử - Ngoại trữ Thuyết Hữu hạ”). Điều này cũng
giống như cứu hỏa. Nếu như bắt quan lại đích thân xách bình xách nước đi
cứu hỏa, đó chỉ là phát huy được tác dụng của một người. Nếu như để cho
quan lại cầm roi và cờ chỉ huy, bắt hàng vạn dân cùng đi cứu hỏa, thì lửa sẽ
được cứu rất nhanh. Cho nên vị vua anh minh, không nên làm những việc
nhỏ cụ thể vặt vãnh đó.
Hàn Phi cũng chủ trương không nên bức bách dân chúng quá ác nghiệt,
nếu không sẽ khiến cho họ nổi dậy làm phản. Ông đã kể một câu chuyện
ngụ ngôn, nói Tạo Phụ người điều khiển ngựa tài giỏi đánh xe cho vua Tề:
Muốn để thuần phục được ngựa, Tạo Phụ đã để cho ngựa khát. Sau một
trăm ngày thì ngựa đã bình phục, liền nói với vua Tề rằng có thể hầu hạ
ngài được. Vua Tề nói:
- Hãy chạy thử ở trong vườn hoa xem!
Tạo Phụ đánh xe vào trong vườn. Ngựa nhìn thấy hồ nước ở trong vườn,
vì khát tới mức độ không thể chịu đựng được, ngựa đã chạy tắt đường lao
thẳng ra phía hồ nước. Tạo Phụ không thể ngăn nổi! Tạo Phụ đã dùng
phương thức trừng trị bắt ngựa nhịn khát để thuần phục ngựa. Nhưng chờ
tới khi ngựa nhìn thấy hồ nước, thì con ngựa đó đã không nghe lời nữa,
ngay cả đến Tạo Phụ cũng không thể cản nổi ngựa nữa. Từ đó, ông cảnh
giác với vua rằng, không thể dùng phương pháp cấm chỉ dân chúng sinh tồn
để chế phục dân chúng, nếu không, dân chúng sẽ bị bức phải làm phản.
TƯ CỪU BẤT NHẬP CÔNG MÔN [45]