ta) để mà chạy theo cái không bờ bến (như lòng ham muốn của ta) là nguy
vậy! Đã biết thế, lại không dừng, càng nguy hơn nữa".
Tiến thêm bước nữa, ông nói: "Làm việc thiện mà không bị danh ràng
buộc; theo con đường giữa mà đi, thì có thể giữ được thân mình, có thể
toàn được sinh mạng, có thể nuôi dưỡng mẹ cha và có thể hưởng được hết
tuổi trời".
ở thiên Biền Mẫu có đoạn giải rất rõ cái ý nghĩa của trên đây: "Bá Di vì
danh mà chết ở núi Thú Dương, còn Đạo Chích thì vì lợi mà chết ở gò
Đông Lăng. Hai người ấy, tuy cái chỗ theo mà chết không giống nhau,
nhưng đều làm tàn hại cái Sống, thương tồn cái Tính mình cả. Chắc gì Bá
Di là phải, mà Đạo Chích là quấy? Người trong thiên hạ đều chết theo như
thế cả. Nếu mà cái mình chết theo là Nhân, là Nghĩa, thì tục gọi là cái chết
của người quân tử. Nếu cái mình chết theo là tiền bạc, thì tục gọi là cái chết
của tiểu nhân. Cái chỗ mà mình chết theo chỉ có một, vậy mà cũng quân tử
tiểu nhân ư? Đến như việc tàn cái sống, tồn cái tính, thì Đạo Chích cũng
như Bá Di, đâu có khác nhau chỗ nào!"
Người đạt Đạo, không thiên về lẽ Phải hay lẽ Quấy, hoặc nói cho đúng hơn,
đã vượt lên trên Phải Quấy và đã "thuận theo con đường giữa" (duyên đốc
dĩ vi kinh) nghĩa là gìn giữ Quân bình, nên không thiên hẳn bên nào đến
phải "chết vì một cái gì cả" dù là cho lẽ Phải hay lẽ Quấy nào. Đạo là Quân
bình, bao giờ cũng ở trên thiện ác, cho nên người đạt Đạo biết rằng thiện ác
nương nhau mà có, trong thiện có ẩn cái ác, trong ác có ẩn cái thiện, cho
nên không vì điều Phải lẽ Quấy nào cả, mà phải ràng buộc mình và lo âu
đến phải thương sinh vì nó cả. Nghĩa là người đạt Đạo là kẻ hoàn toàn tự
do, không còn nô lệ bất cứ một bảng giá trị về điều Phải lẽ Quấy của một
thứ luân- lý tịnh nào nữa cả, cổ cũng như kim.
***
B. "Lưỡi dao" của Bào Đinh đi giữa xương thịt mà không chạm gân xương
nên đặng lâu dài mà không mòn mẻ. Đạo dưỡng sinh của người cũng một
thế: cứ hoạt động trong chỗ hư không, thuận với lẽ tự nhiên, thì vật không
thương tồn được.
Lòng "ham muốn" của ta về những vật ngoài ta, khác nào như "gân xương",