NAM HOA KINH - Trang 12

Kiên cường giả, tử chi đồ" (chương 76) (cứng và mạnh hơn là bạn của cái
chết) , cho nên ông chỉ cho con người con đường để mà tránh khỏi sự đổ
nát mòn gẫy…" Trì nhi doanh chi, bất như kỳ dĩ; suy nhi chuyết chi, bất
khả trường bảo, kim ngọc mãn đường, mạc chi năng thủ; phú quí nhi kiêu,
tự di kỳ cữu; công toại thân thối: thiên chi đạo". (Ôm giữ chậu đầy, chẳng
bằng thôi đi. Dùng dao sắc bén, không bén được lâu; vàng ngọc đầy nhà,
khó mà giữ lâu; giàu sang mà kiêu, tự vời họa ưu; nên việc lui thần, đó là
đạo Trời) . (Đạo Đức Kinh chương 9) .
Trang tử thì chủ trương sự" vô chung- thủy, ngoại tử sinh", cho nên chỗ mà
Lão tử thắc- mắc chăm- chú, thì Trang tử lại nhìn với cặp mắt thản nhiên,
lạnh- lùng như không đáng kể.
***
Trong thời kỳ Tiền Hán (2) , tư- tưởng của Lão học được truyền bá, còn tư
tưởng của Trang học thì mãi đến thời Hậu- Hán (3) mới được đề cập đến và
phổ- biến.
Buổi đầu nhà Hán, danh từ Hoàng- Lão được xưng- tụng và phổ- thông,
nhưng đến cuối nhà Hán (4) mới đổi ra thành danh- từ Lão Trang.
Các nhà chú giải Lão tử, sống vào khoảng đầu nhà Hán, không hề nói đến
tên Trang tử, còn các nhà chú- giải Trang tử thì thuộc về khoảng nhà Tần
(265- 420) sau Tây- lịch kỷ- nguyên, tức là triều- đại nối liền với nhà Hán
(Tam- Quốc) . Cho nên, các học giả đời Hán, khi nói đến Lão học là chỉ
nghĩ đến Lão tử mà thôi, nghĩa là chỉ quan tâm đến vấn đề đối phó với thời
cuộc. Cho nên trong Nghệ- Văn- Chi sở dĩ cho rằng Lão học (tức là cái học
của Lão tử) là" phương- pháp của các bậc vương- đạo tại- vị", là vì thế.
Thật vậy, Lão tử soạn quyển Đạo- Đức Kinh là cho các nhà cầm quyền trị
nước thời bấy giờ: ông đề- xướng giải- pháp" vô- vi nhi trị".
Tư- Mã- Thiên nói về cái học của Lão Trang có viết:" Triết- lý của Trang
tử, khác với Lão tử, lại muốn siêu- thoát khỏi vấn- đề nhân- gian thế- sự.
Khi ông nói đến các vì vua đầu tiên của nhà Hán, cho rằng các bậc ấy lấy"
vô vi nhi- trị" là có ý muốn nói rằng các bậc trị nước ấy áp dụng triết lý của
Lão tử. Chỉ đến cuối đời nhà Hán (220 sau T. L) thì người ta mới bắt đầu
chú ý đến Huyền- học, bấy giờ sách của Lão tử cũng được người ta dùng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.