cái học của Trang tử mà giải thích. Như vậy ta thấy rằng, tuy khởi thủy hầ
như lập trường triết- lý của hai nhà đứng riêng nhau mà vẫn có sự liên hệ
với nhau luôn."
Chỗ tương đồng của Lão tử và Trang tử là cả hai đều cùng một quan niệm
về Đạo và Đức, và cả hai đều chống đối tư tưởng truyền thống và chế độ
đương thời. Và, vì vậy mà Tư- Mã- Thiên đặt tên học- phái nầy là Đạo-
Đức Gia, vì ông cho rằng hai quan niệm Đạo và Đức là nền tảng chung của
Lão học.
***
Trang tử sống vào khoảng nửa thế kỷ thứ ba trước Tây lịch kỷ- nguyên
(369- 298 trước T. L kỷ- nguyên) tức là thuộc về một thời- kỳ hỗn- loạn
nhất của Trung- Hoa: thời Chiến- quốc. Bởi vậy, có người cho rằng" trước
một hoàn- cảnh xã hội nhiễu nhương mà phải trái rối bời, thật giả không
phân, chúng ta hẳn không lấy chi làm lạ mà thấy Trang tử chủ trương tư
tưởng siêu nhiên, đem cặp mắt bình thản mà lạnh lùng mà nhìn xem xã hội
sự vật". Nói thế, không hẳn là không có lý do, vì nếu xét chung tư tưởng
của Trang tử, ta thấy ông cực lực phản đối hầu hết mọi học thuyết, chế độ
của đương thời…
ở thiên Tề- Vật- Luận, ông nói:" Cố hữu Nho, Mặc chi thị phi, dĩ thị kỳ sở
phi, nhi phi kỳ sở thị". (bởi vậy mới có cái Phải Quấy của Nho Mặc. Nho
Mặc thì lấy Phải làm Quấy, lấy Quấy làm Phải)
Đại diện cho Nho- học thời bấy giờ thì có Mạnh- tử; còn đại diện cho Mặc-
học thì có Tống Hinh, Huệ- Thi và Công- tôn Long thì đại diện cho nhóm
danh gia.
Ở thiên Tề- Vật- Luận ông nói:" Vị thành hổ tâm nhi hữu Thị Phi, thị kim
nhật thích Việt nhi tích chi dã… Cổ dĩ kiên bạch chi muội chung" (Lòng
mình vì chưa thành mà có Phải Quấy. Nên chi ngày hôm nay đi sang nước
Việt mà từ bữa hôm qua đã tới đó rồi vậy… Cho nên, suốt đời cam chịu tối
tăm vì thuyết" Kiên Bạch") .
Câu" kim nhật thích Việt nhi tích chí dã" là ám chỉ biện- thuyết của Huệ
Thi; còn câu" dĩ kiên- bạch chi muội chung" là nói về thuyết Liên bạch của
Công- tôn Long.