nhau trên cùng một chuyến tầu thủy của hãng Messagerie Maritime về
nước như một cuộc tình duyên kỳ ngộ, lãng mạn. Một hoàng tử gặp giai
nhân trên một chuyến tầu, yêu nhau rồi quyết định chuyện hôn nhân. Trên
tờ Indochine, có một vài bài viết của ông Nguyễn Tiến Lãng, một người
thân cận của Hoàng Hậu, nhưng tôi cũng không thấy đoạn nào nói rõ về
vấn đề này. Cho dù có đi cùng chuyến tầu không chắc gì đã có thể gặp
nhau. Nếu có chuyện đó thì vua Bảo Đại hà cớ gì lại không nhắc đến trong
hồi ký trích dẫn sau đây. Cái tật của người Việt Nam là hễ có một người
viết trật là kéo theo cả lô người khác xuống hố theo. Dù sao, tôi cũng chẳng
dám cả quyết gì về điều này. Nhưng một điều không cần bàn cãi nữa là căn
cứ vào tập hồi ký "Le Dragon d Annam" của vua Bảo Đại là đúng nhất.
Vua Bảo Đại cho biết ông đã gặp Nam Phương Hoàng Hậu ở Đà Lạt, chứ
không phải ở trên tầu, ông đã gặp vào cuối năm 1932. Xin trích dẫn ý của
vua sau đây: "C est alors qu à la fin de l année, m étant rendu pour
quelques jours à Đà Lạt où séjournait également le gouverneur général
Pasquier, celui-ci, à l occasion d une rencontre dans les salons du
Langbian Palace, me présente une jeune fille qui était en compagnie de
Mme Charles, Marie-Thérèse Nguyễn Hữu Hào, appartient à une famille
de riches propriétaires terrien de Cochinchine. Catholique, comme ses
parents elle vient de terminer ses études au Couvent des Oiseaux, en
France. Elle a dix huit ans. (Sách đã dẫn trang 63). Đọc đoạn văn trên,
thấy có gì là lạ. Chẳng hiểu tại sao cả đám người tai to mặt lớn lại không
hẹn mà gặp nhau ở Đà Lạt. Có bà Charles, người đỡ đầu cho Bảo Đại đi
cùng với cô Lan, bà lại là bạn của gia đình Nguyễn Hữu Hào. Có bài viết
nói ông Lê Phát Đạt dẫn cháu gái đến ra mắt Bảo Đại. Cô cháu gái lại ỉ ôi
năn nỉ chán mới chịu đi, ăn mặc sơ sài thôi. Tôi thiết nghĩ, ông Đạt không
đủ tư cách để đường đột dẫn cháu gái ra mắt Hoàng Thượng, nếu không có
một sắp xếp trước. Cùng lắm ông chỉ là người thừa hành thôi. Đích thị là có
sắp xếp trước, có toan tính trước giữa bộ ba toàn quyền Pasquier, ông bà
Hào và chủ chốt là bà Charles. Cho dù trước đó có gặp nhau trên tầu trên bè
gì cũng không quan trọng. Sau buổi gặp gỡ ở Đà Lạt, kể như định mệnh đã
được an bài rồi. Sự sắp xếp này cũng rất bình thuờng và tự nhiên ở cương