vị của Bảo Đại. Vấn đề chính là họ đã yêu nhau và quyết định đi đến hôn
nhân: "Après quelques entretiens, un tendre sentiment nait entre nous. Nous
nous promettons de nous revoir".
Những trở ngại của cuộc hôn nhân.
Theo vua Bảo Đại, từ ngày hồi hương, rất nhiều những tin đồn chung
quanh việc chọn một người vợ cho Ông. Bà Từ Cung đã đành, các vị quan
lớn trong triều, mỗi người đều có người của mình để đề cử. Vua đã hẳn biết
được điều đó và Ông đã nhiều lần cho biết Ông quyết định không chấp
nhận chế độ đa thê vẫn thường thấy ở Việt Nam, về những tệ trạng tranh
dành ngôi thứ giữa anh em hoặc anh em cùng cha khác mẹ đến chỗ đâm
chém nhau. Vua Minh Mạng có đến 170 người con và để tránh cảnh tranh
giành ngôi thứ, vua Minh Mạng đã đặt ra tên gọi theo thứ tự đến 20 đời kế
tiếp nhau để những dòng họ theo đó theo thứ tự mà kế vị. Hai mươi đời đó
được khắc vào tờ giấy bằng vàng và tên gọi một người như thế được coi
giấy Hộ tịch của mình.. Hai mươi chữ đó nằm trong bài thơ ngũ ngôn tứ
tuyệt mà câu dầu gồm những chữ :
Miên Hường Ưng Bửu Vĩnh
Bảo Quí Định Long Trường
Hiền Năng Kham Kế Thuật
Thể Thoại Quốc Gia Xương
Nhưng mới tới chữ thứ năm trong bài thơ thì triều đình nhà Nguyễn đã
không còn nữa, mặc dầu tên của vua Bảo Đại được lót bằng chữ Vĩnh có
nghĩa là muôn đời. Những ý nghĩa đó còn được tìm thấy trong những chữ
tỉnh Thừa Thiên, Vạn Thọ, Long Sàng, chỗ ở của Bửu Long được gọi là Tứ
Phương Vô Sự. Đã hẳn, hai ông bà Charles, bố mẹ đỡ đầu của vua không
thể không bận rộn trong việc kiếm tìm một người vợ cho vua. Cái khó là ở
chỗ đó. Quá nhiều người, quá nhiều đề cử, nếu không nói là những âm mưu
gây ảnh hưởng nên dễ gây bất đồng ghen tỵ, nói ra nói vô. Nhưng trở ngại
lớn nhất là cô Nguyễn Hữu Thị Lan là người theo đạo Ky tô giáo. Theo vua
Bảo Đại, khi trở về Huế, ông đã bầy tỏ ý định lấy vợ người theo đạo Kitô
giáo và là người đã được đào tạo ở Tây phương. Nghe tin đó, hẳn nhiên là
Bà Từ Cung không đồng ý vì bà mong muốn một cô dâu theo truyền thống