NĂM THÁNG VỘI VÃ - TẬP 1 - Trang 234

với người cha, mẹ của Phương Hồi - bà Từ Yến Tân lại lanh lợi hơn
nhiều, bà đã tự mở cửa hàng buôn bán nhỏ từ lâu, thời gian đầu là
bán gạo ven đường, sau đó là mua bán đồ nhung len, cái gì kiếm
được tiền là bà làm cái đó, dần dần tích lũy được một số tiền
khá lớn.

Các nhà xã hội học nói rất đúng, cuộc hôn nhân ổn định nhất là

những cuộc hôn nhân mà nền tảng kinh tế và địa vị xã hội của
người đàn ông cao hơn người đàn bà một chút và cuộc hôn nhân
không ổn định nhất là những cuộc hôn nhân mà nền tảng kinh tế
và địa vị xã hội của người đàn bà cao hơn hẳn người đàn ông, ví dụ
như ba mẹ Phương Hồi. Họ li hôn không phải vì hai bên không còn
tình cảm với nhau, mà chỉ là do sự ảnh hưởng của xã hội lớn hơn rất
nhiều so với sự ảnh hưởng của suy nghĩ cá nhân.

Sau khi li hôn, Phương Hồi đã theo ba, thỉnh thoảng lại sang ở

với mẹ mấy ngày. Mặc dù cô không muốn thừa nhận ba mình là
người nhu nhược, nhưng thực ra cũng hiểu mình đã đứng ở bên yếu
thế. Cô cảm thấy ba cần cô hơn, mất đi một gia đình trọn vẹn,
đối với cô, giàu có hay nghèo hèn đều không còn nghĩa lí gì cả. Hơn
nữa, cô vẫn có phần nào trách mẹ, bất luận xuất phát từ lí do gì,
kết quả vẫn là vì tiền mà mẹ đã bỏ rơi cô.

Tôi cảm thấy tính cách đặc biệt của Phương Hồi là do những

vấn đề này trong cuộc sống tạo nên. Tuy nhiên, với tư cách là một
kẻ bàng quan, một người đã trưởng thành như tôi có thể nhận ra
những điểm này, còn đối với Trần Tầm - chàng trai hồi đó vừa
mới trải qua sinh nhật lần thứ 16, tôi nghĩ chắc cậu vẫn chưa thể
hiểu. Chưa thể hiểu nên không thể quan tâm, không thể quan tâm sẽ
vô tình gây tổn thương, vô tình gây tổn thương sẽ khiến cả hai trở
nên xa cách hơn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.