dạy giỏi và học phí nhẹ nên hai vợ chồng cứ để cậu bé học ở đó, không
quan tâm đến việc cậu bé phải theo học một tôn giáo của người ngoại quốc.
Nhà trường chu cấp tất cả cho học sinh.
Vào dịp Tết và mấy tháng hè, cậu bé về nhà nghỉ ngơi. Nhưng chỉ một
vài năm đầu thôi, còn về sau, cậu không về nhà nữa vì cậu trở nên người kẻ
chợ, không thích về nhà quê.
Thế rồi người ngoại quốc lại nhét vào đầu cậu bé ý nghĩ đi ra hải ngoại
để tiếp tục học hành. Họ còn giúp cậu một số tiền, nhưng số tiền đó hãy còn
chưa đủ. Bà cụ nhớ ngày cậu bé về nhà một cách bất ngờ, cậu ra ngay ngoài
đồng giữa lúc hai vợ chồng bà đang cấy mạ, cậu bảo:
— Mẹ ơi, con sắp đi ra nước ngoài để học thêm. Nhà trường cho con
một ít tiền, nhưng không đủ. Con muốn xin mẹ và cha giúp thêm cho đủ
tiền học. Sau này, cha mẹ già yếu, con sẽ lo cho cha mẹ đầy đủ. Cha mẹ
khỏi phải lo ngại.
Ban đầu hai vợ chồng bà hết sức ngạc nhiên về câu chuyện đi học ở
nước ngoài. Nhưng sau khi bàn luận với nhiều người trong làng, hai vợ
chồng bà nghe người ta bảo: “Có nhiều người đi học ở ngoại quốc và khi
trở về, họ lãnh lương rất cao. Nếu hai ông bà cho nó đi học ở nước người,
sau nay hai ông bà không phải làm lụng khi về già”.
Hai vợ chồng nghe hữu lý liền đồng ý để cho con đi ngoại quốc. Hơn
nữa, lúc đó con trai lớn bà hãy còn sống và có một cửa hàng ở tỉnh. Công
việc buôn bán cũng khá, đủ sức nuôi tiểu gia đình của nó.
Hai vợ chồng cho cậu bé xuất ngoại, và cũng không tìm cho cậu một cô
gái xứng đáng, để hứa hôn trước khi cậu đi như tục lệ bấy giờ. Bởi cậu bé
đó có vẻ trí thức và bướng bỉnh, còn hai vợ chồng bà thì quê mùa, ngu dốt,
không đủ sức để thuyết phục đứa con hay chữ.
Thế rồi người con của bà đã tự do kết hôn theo kiểu người dân ở chợ,
không cần hỏi qua ý kiến cha mẹ. Cậu đã lập gia đình trong khi du học ở
ngoại quốc. Đó là một người đàn bà trắng xanh, kiểu cách, chịu khó trải
thảm trên gạch treo màn nơi cửa sổ, tắm con mỗi ngày làm như chúng nó
dơ bẩn ghê gớm lắm vậy!
Hai năm trước khi cậu quý tử về, chồng bà mất. Một người vậm vỡ như