NẠN NHÂN BUỔI GIA THỜI - Trang 120

sáng, vừa ấm. Anh nhìn xuống, ngắm con người anh. Áo quần ngả qua màu
vàng, chấm vá, hai chân đi đất. Anh tưởng tượng ngày kia mình sẽ mặc áo
đẹp như chàng thanh niên cách mạng. Khi anh nghiêng đầu, chiếc bím rơi
xuống, rối nùi vì không chải gỡ lâu ngày. Anh lẩm bẩm: “Làm sao mặc áo
mới với cái đầu như thế này?”

Anh có cảm tưởng như đang mặc chiếc áo mới đó, đang cài các nút vàng

mà anh trông thấy trên ngực chàng thanh niên kia. Dù chưa bán hết mớ cải
xanh, họ Vương đếm tiền cẩn thận, xuống đường đi riết tới anh thợ cạo hớt
dạo:

— Hớt hết tóc cho tôi. Tôi trả cho anh mười đồng tiền kẽm.
Thế là Vương Long trở thành một nhà cách mạng mà anh không ngờ.
Chiều ấy, dân làng ngồi trước sân nhà cười ầm lên khi thấy họ Vương

cạo trọc đầu như nhà tu. Không ai nói gì trừ một cậu bé con. Mỗi ngày nó
tới trường ở chợ cho nên biết nhiều hơn kẻ khác. Nó kêu lên:

— A ha! Một nhà cách mang! Thầy con bảo chỉ có những nhà cách

mạng mới cắt tóc.

Họ Vương lúng túng khi nghe cậu con reo lên như thế. Anh không biết

một người cách mạng là như thế nào.

Anh không muốn vì một chút vô ý mà trở thành một kẻ lạ.
Để được bình tĩnh, anh ném chiếc đòn gánh thật mạnh xuống đất, kêu

lên như thường lệ:

— Má sấp nhỏ, cơm nước xong chưa? Tôi đi làm đổ mồ hôi sót con mắt

để lo cơm gạo cho mấy người, mà lúc trở về mệt mỏi, tôi không thấy một
chén trà nóng...

Những người láng giềng thấy họ Vương giở trò hàng ngày như thường

lệ, giải tán. Họ chỉ ngạc nhiên về cái đầu cạo trọc của anh chàng thôi.
Nhưng danh từ “cách mạng” mà đứa con kêu lên một cách vô tình lại được
người ta gán cho họ Vương, và từ đó về sau người ta gọi anh nông dân này
là nhà cách mạng họ Vương. Về lâu danh từ này mất hẳn ý nghĩa ghê gớm
của nó.

Riêng về họ Vương thì cứ tơ tưởng đến chiếc áo xanh mà anh sẽ sắm khi

trở nên giàu có.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.