Bà lão nói:
— Hai đứa bây không còn trẻ dại. Này Lý, mày đã bốn mươi lăm tuổi
rồi. Tao biết rõ vì lúc mẹ mày sanh mày, có tao ở đó. Vợ mày năm nay cũng
bốn mươi tư.
Tao biết rõ vì tao có đi dự đám cưới và rước dâu. Hai đứa bây đã ăn ở
với nhau hăm tám năm. Con vợ mày sanh mười hai lần, nhưng chỉ còn có
bảy đứa.
Thằng trưởng nam của mày, nếu còn sống cũng được hăm bảy tuổi. Và
bây cũng có thể là ông nội, bà nội. Đứa con nhỏ nhứt của bây mới lên ba.
Hãy nghĩ đến những điều đó và những năm bây sống chung với nhau mà
nên giải hòa ngay bây giờ đi.
Bà lão là người lớn tuổi nhứt trong ấp và là mẹ của người giàu nhứt
trong làng. Ai cũng kính trọng và nghe lời bà.
Sau khi bà nói dứt lời, người vợ quay về phía bà, nói:
— Bà cụ dư biết tôi thường khen chồng tôi là người hiền lành nhứt, tử tế
nhứt. Nhưng cách đây hai tháng, nó vụt đổi tánh.
Chị đảo mắt nhìn ông chồng. Đám đông cũng chăm chú nhìn y.
Người đàn ông lại cúi gầm đầu xuống, cổ y dần dần đỏ.
Người vợ nói tiếp:
— Bà cụ xem kìa. Nó là người hiền lành mà bây giờ nó quạu như chó.
Hễ ra ngoài thì nó cười cợt vui vẻ với mọi người, nhưng về nhà thì nó quậm
lại, nín thinh. Không một lời nào vui tươi, dễ chịu. Hễ mở miệng thì chê tôi
thông biết chải tóc, áo không được sạch hoặc tìm chuyện này chuyện kia để
rầy. Mà tôi thì vỏn vẹn có chiếc áo này. Làm sao tôi có thể sạch được luôn
luôn chớ? Còn công việc trong nhà, còn mấy đứa nhỏ, rồi còn công việc
ngoài đồng. Làm sao tôi có thể ngồi không đánh phấn, xức dầu như một vài
người đàn bà khác!
Người chồng không thể chịu đựng được nữa. Anh ngẩng đầu lên, gắt:
— Tao hỏi mày, mày muốn cái gì? Chuyện không đáng mà mày làm rùm
beng lên. Mày muốn cái gì chớ?
Người vợ nóng nảy lặp lại:
— Tao muốn cái gì hả? Tao chỉ muốn có một điều. Tao muốn mày ăn ở