NẠN NHÂN BUỔI GIA THỜI - Trang 33

đồng, Vương nói - Tôi cần nhiều nước hơn. Tôi có thói quen tắm mỗi buổi
sáng.

Nàng nhìn cô tớ với vẻ kinh ngạc. Cô tớ là người ở quê, không biết phép

lịch sự nên nói cụt ngủn:

— Tắm phải tốn nhiều nước. Nếu muốn tắm thì tới chỗ tắm công cộng.
Người vợ trẻ khó chịu về giọng của con bé, nghiêm nghị bảo:
— Cậu muốn gì là phải có cho cậu.
Rồi quay về phía chàng, nàng nói:
— Trong chốc lát sẽ có nước cho anh.
Vương nói một cách vô tư:
— Nếu mất công thì thôi.
Nàng nói:
— Không có gì mất công, nhứt là anh mới về sau bảy năm xa vắng.
Vương quay mặt đi, châm thêm trà vào chén.
Khi thấy không còn gì để nói, nàng bước ra ngoài để trông nom việc nấu

nước. Người thiếu phụ có cảm nghĩ là ngày trở về đầu tiên của chồng nàng
phải khác hẳn bảy năm trầm lặng mà chàng đi vắng. Biến cố quan trọng
nhứt trong mấy trăm ngày đó là việc nhận thơ của Vương, ông cụ đọc lớn
lên cho cả nhà nghe. Bà cụ, nàng dâu và hai đứa bé ngồi đúng vào ghế của
họ.

Các bức thơ của Vương đều giống nhau. Chàng nói về sự học hành của

mình, một đôi khi kể chuyện mà chàng chứng kiến hoặc ra một lịnh cho gia
đình thi hành. Chẳng hạn như Vương viết “không được bó chân con gái tôi”
hoặc “con trai tôi phải được gởi vào trường chánh phủ. Nó sẽ không học Tứ
thơ như cha nó trước kia. Ngày nay những sách đó trở nên vô ích”.

Hai vấn đề đó đã gây kinh hoàng cho cả nhà. Ông cụ ngừng lại ở các

đoạn đó, và qua đôi kính trắng nhìn bà cụ và nàng đâu.

— Nếu không bó chân cho con bé, làm sao có thể kiếm cho nó một

người chồng xứng đáng?

Bà cụ kêu lên đầy kinh hoàng. Bà kéo chân lên, hai bàn chân nhỏ và

nhọn mà bà đang sưởi ấm trên một đĩa than nóng. Bức thơ ấy về đúng vào
mùa đông.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.