đề quốc gia đại sự đã thay đổi. Nhưng chánh phủ vẫn là chánh phủ và khi
Vương đến tìm ông tại văn phòng và năn nỉ ông cụ xin được đi học ở hải
ngoại, ông cụ thấy lo ngại trước những lời của chàng: “Con không hy vọng
kiếm một chức vụ trong ngành hành chánh nếu không hấp thụ một nền văn
hóa Tây phương. Trong hai việc, một là con bỏ học để theo cha buôn trà,
hoặc là con phải đi du học, con phải chọn một”.
Ông cụ hơi bực:
— Tứ thơ đã trở nên vô dụng rồi sao? Cha đã dạy con nhiều và con cũng
đã học thêm với một nhà thông thái, con còn theo đuổi cuộc học vấn ở các
trường ngoài bờ biển, các trường của người ngoại quốc, nơi đó người ta dạy
văn hóa Tây phương...
Nhưng Vương đáp một cách cương quyết:
— Tứ thơ ngày nay chỉ là những quyển sách xưa. Các sách đó không mở
đường cho một nghề nào.
Ông cụ không thể tin được lời lẽ của con, dù vậy ông phải nhượng bộ.
Nhưng bà cụ tỏ ra bướng bỉnh hơn. Bà không đồng ý cho Vương du học.
— Không. Thằng Vương chỉ có thể du học sau khi có được một đứa con
trai.
Giọng bà rất dịu, nhưng cặp mắt bà rất sắc và nghiêm khắc.
Vương cố giữ vẻ vui tươi, mặc dầu cậu hơi khó chịu:
— Làm sao con có thể đẻ một đứa con trai cho mẹ? Ví dụ như vợ con
chỉ sanh toàn con gái như một số người đàn bà khác, thì con có thể bỏ hết
sự tiến thủ chỉ vì vợ con không sanh con trai?
Bà cụ kéo một hơi mạnh, đẩy dọc tẩu ra, nhấn mạnh:
— Này con, nhứt định con phải có một đứa con trai. Nếu con chết ở cái
xứ dã man đó thì ở nhà cha mẹ hãy còn máu thịt của con...
Bà cụ lấy lại sự bình tĩnh thường lệ, nói tiếp:
— Mẹ sẽ cố giúp cho con. Mẹ sẽ đi chùa lễ Phật, mẹ sẽ van vái, cầu
nguyện gấp đôi để cho con có một đứa con trai. Mẹ sẽ tặng thêm lễ vật cho
vị thần trông coi về việc cầu tự.
Vương cười bảo:
— Con cám ơn mẹ đã nhân nhượng với giá đó. Con muốn chia niềm tin