Trong những ngày đầu, nàng thấy trong nhà có nhiều xao lãng cần phải
chỉnh đốn. Người ta đốt quá nhiều củi trong bếp vì đã để nồi niêu đóng lọ
quá dầy. Các ngọn đèn không được lau chùi, và nhiều việc khác mà đám gia
nhân không chú ý. Bà cụ cũng không trông thấy những sơ xuất này vì từ lâu
bà không còn trông nom công việc nhà. Người vợ trẻ bắt tay vào việc cho
đến khi trong nhà lấy lại vẻ trang trọng thường lệ.
Không ai nhắc tới Vương và cũng không ai đề cập đến việc nàng phải đi.
Một đôi khi nàng đề cập tới là chỉ để nói với hai con hay để lo việc thu xếp
trong gia đình.
Nhiều lúc ông cụ trông thấy vẻ sợ hãi của nàng dâu mãi khi ông đột ngột
phá bầu không khí im lặng. Nàng chỉ trấn tĩnh lại sau khi hiểu ông cụ nói về
vấn đề gì.
Ông cụ bảo vợ:
— Không bao giờ để vợ thằng Vương đi như trước. Bà có thấy nó trở về
đây gầy ốm và run rẩy. Nó đau khổ nhiều lắm rồi.
Ông cụ không quở trách con dâu và nóng lòng chờ đợi bức thơ của
Vương. Thật ra thì ông cụ chưa bảo cho Vương biết là con dâu ông chịu
cho chồng cưới vợ lẽ. Ông giải thích cho con trai ông hiểu tình thế theo ý
ông như thế này: “Vợ con rất đảm đang trong nhà nhưng không thể hòa
mình trong sự thay đổi mới nếu phải ra ở chung với con. Trước những
người đàn bà có học, nàng sẽ mai một”.
“Không ai chú ý đến và biết, giá trị của nó. Con phải để nó ở nhà với cha
mẹ. Con trở về đây khi nào con thích và đưa bạn bè về chơi”.
Bức thơ ông cụ chỉ có thể và ông cụ chờ thơ trả lời của con.
Bức thơ đến rất nhanh, lời lẽ rất tử tế, Vương không biểu lộ một cách tàn
nhẫn nào. Chàng viết: “Cha mẹ đã cư xử hết sức tử tế và thông cảm với vợ
con. Con cũng xin cha mẹ cư xử như thế với con. Thưa cha con mới mười
tám tuổi khi cha cưới vợ cho con, một người con gái mà con không hề biết.
Vào tuổi đó, con lấy bất cứ người đàn bà nào. Và con thấy hơi thỏa mãn với
người con gái mà cha chọn cho con. Con sẽ hài lòng về nàng nếu con theo
cha đi vào ngành thương mãi, không rời khỏi mái nhà xưa. Trong gia đình
chúng ta, đàn ông không có thói quen cưới nhiều vợ. Con sẽ ở với vợ con