cho cha, thật không xứng đáng với con.
Ông cụ vuốt râu nóng lòng chờ đợi thơ của Vương. Trong thời gian đó
cụ gầy ốm thêm, vẻ mặt hốc hác. Ông chỉ tìm sự an ủi trong khói thuốc.
Ông hút nhiều hơn bao giờ hết.
Khi bức thơ của Vương tới, ông bước vô phòng xé phong bì nhưng khi
ông cầm bức thơ, ông cảm thấy thấy không đủ sức đọc được vì quá xúc
động. Ông choáng váng, phải ôm đầu một lúc mới khỏi.
Nàng dâu rón rén bước vào phòng, thấy ông cụ đang mệt, rót cho ông
một chén trà. Mặt nàng tái xanh, nàng không hỏi về bức thơ đang nằm trên
án thơ nhưng nàng đoán biết xuất xứ. Nàng không hỏi gì, chỉ kiên nhẫn chờ
đợi những gì sẽ xảy ra.
Lần này bức thơ rất vắn tắt và rõ ràng:
“Con thấy rõ là cha không thể hiểu. Con thấy cần phải thẳng thắn với
nhau. Con đã chuẩn bị xin ly dị và con đã hứa hôn với một cô gái cùng du
học một trường với con ở ngoại quốc. Nàng cũng được cha mẹ hứa gả cho
một kẻ mà nàng không hề biết. Nhưng nàng can đảm hơn nên đã cắt đứt
liên hệ. Nàng và con rất xứng đôi vừa lứa. Con tỏ ra rộng rãi đối với vợ
con, nhưng chúng con không thể xem là vợ chồng với nhau được. Xin cha
đừng quở mắng con. Cha nên nhớ là con đã cố gắng giúp vợ con nhiều. Con
đã đưa nàng vào trường. Con không chịu trách nhiệm về việc nàng bỏ
trường ra về. Nếu nàng chịu khó học hỏi, có lẽ nàng sẽ đạt được kết quả.
Con không trách con điều gì hết. Rất nhiều người xử sự như thế vào thời
buổi này. Người phụ nữ ngày nay cũng gặp khó khăn. Những người đàn
ông mà họ có thể lấy làm chồng - những người cùng thế hệ với họ, cùng
một học vấn như họ - những người đó đều có vợ vào lúc thiếu thời, cũng
như con. Phải có người chịu đau khổ. Nhưng những người đàn bà có học
phải lãnh nhiệm vụ nội trợ và làm mẹ, như thế có lợi cho đất nước và cho
con cái... Con nói lại lần nữa là con rất rộng rãi với vợ con. Con sẽ cho
nàng tất cả những gì mà cha thấy cần thiết. Nhưng mà nàng phải ra khỏi
nhà, sống nơi khác vì nàng không còn quyền sống ở nhà con.. Nếu còn ở
nhà nàng sẽ làm phiền con, khi con đưa vợ sắp cưới của con về thăm cha
mẹ”.