được mấy tiếng: “Chúng tôi chết mất! Nhà cửa chúng tôi tiêu tan!”
Ông lão bước trở vô nhà, đóng cửa lại, cài then cẩn thận. Ông ngồi trên
chiếc ghế gỗ sau chiếc nồi đồng; hai đầu gối run, đầu óc choáng váng.
Xa lộ đang tiến tới nhà lão. Đứa cháu từ trong phòng sau chạy ra, đứng
tựa vào gối ông nội nó, nhưng ông lão nhìn nó một cách dửng dưng. Đứa bé
thấy ông nội không chú ý đến nó, đưa tay toan rờ nồi nước nóng.
Nhưng lần đầu tiên trong đời ông lão không rú lên. Một ý nghĩ lờ mờ
thoáng hiện trong trí: “Phỏng?... Phỏng thì đáng gì quan tâm. Mày sắp chết
đói đến nơi rồi đó”.
Ngay lúc đó có tiếng đập cửa dữ dội. Tim ông lão đập loạn lên. Ông hồi
hộp mở then cửa. Sĩ quan hôm trước lại đến, theo sau là ba binh sĩ.
Ông ta mặc một bộ quân phục mới và sạch. Không ai nghĩ là trước đó
không bao lâu họ đã bị chửi bới nguyền rủa. Mặt người nào người nấy vẫn
thản nhiên như thường.
Nhìn họ, ông lão bỗng thấy mình trở nên già yếu không thể tưởng tượng
được và cái chết đến với ông, có lẽ giúp ông đỡ khổ hơn.
Sĩ quan dõng dạc ra lịnh:
— Trong bốn ngày, quán của ông phải dọn đi. Nếu ông tự dỡ nhà thì vật
liệu còn là của ông. Nếu để chúng tôi dỡ thì chúng tôi tịch thu hết tất cả.
Ông lão ấp úng:
— Nhưng còn tiền...
Sf quan đập chiếc gậy vào đôi giày da đánh bóng, hỏi:
— Tiền gì?
Ông lão cố thu hết can đảm:
— Cái quán này trị giá gần một vạn đồng.
Sĩ quan cười vang lên, gằn từng tiếng, giọng lạnh như tiền:
— Không có tiền gì hết! Ông hiến dâng cái quán nay cho nền Cộng Hòa.
Ông lão nhìn chung quanh, như tìm một vị cứu tinh giúp ông qua cơn
nguy nan. Ông kêu to lên giọng nghẹn ngào như nói với những người đi
đường:
— Mấy người có thấy không? Tôi đang bị người ta cướp đoạt tài sản.
Nền Cộng Hòa đã cướp đoạt tài sản của tôi. Mà nền Cộng Hòa là ai mới