thần nghệ thuật”. Thực ra chủ đề này cũng đã có nhiều nhạc sỹ, họa sỹ đề
cập đến. Nhưng không phải vì thế mà tôi không động đến. Tôi đã dựng
cảnh mấy bức tranh đó rồi. Tôi mang ra đây cho tiểu thư xem nhé.
— Tôi đã nhìn thấy rồi, xin ngài thứ lỗi.
— Tôi rất mừng vì tiểu thư đã xem. Tôi chẳng có gì giấu tiểu thư cả. Tôi
cũng chẳng giấu tiểu thư cả cái tên của bức tranh nữa, mặc dù, đối với các
họa sỹ, thì có thể cho mọi người xem tranh đang vẽ, nhưng tên tranh thì họ
không thể nói cho mọi người biết trước. Bởi vì, cũng có những họa sỹ ăn
cắp tư tưởng chủ đề của người khác, và cho ra tranh trước cả người đã nghĩ
ra nó. Nhưng tôi tin tiểu thư biết giữ cho tôi. Tiểu thư là người kín đáo,
khiêm nhường, mặc dù tôi chỉ là một “người xa lạ” đối với tiểu thư thôi,
nhưng tôi rất vui nếu như được bày tỏ tâm sự thầm kín đối với một người
nào đó. Phụ nữ thường chỉ thích âm nhạc. Các bác sỹ cũng giải thích cơ
quan của họ rất nhạy... Điều này chẳng liên quan gì đến câu chuyện của
chúng ta. Tuy vậy, cũng có người phụ nữ, tuy họ không am hiểu về hội họa,
nhưng họ lại có cái nhạy cảm rất nhanh đối với những giá trị trong bức
tranh. Những người phụ nữ đó là những người có học thức. Tôi sẽ rất cảm
ơn tiểu thư nếu như tiểu thư góp ý cho nghệ thuật hội họa của tôi, thậm chí
cả nhược điểm nữa.
— Mời ngài cứ nói. Như vậy là ngài định vẽ một cô gái vừa chết, xung
quanh có những người đứng chứ gì?...
— Đúng vậy.
— Tôi không biết ngài định thể hiện gì, nhưng tôi đã nhìn thấy phác thảo
của ngài, tôi hiểu đó là một khúc bi thương.
— Đúng vậy đấy, thưa tiểu thư. Tôi đã ra công tìm mẫu vẽ. Tôi đã tìm
thấy một cô gái bệnh nặng trong bệnh viện, tôi đến ngay. Nhưng như tiểu
thư đã biết đấy, tối nào, những người họa sỹ điêu khắc Hung cũng tụ họp
tại trung tâm hội họa Luit Pôlđ. Ở đó tôi thường gặp Hôlôsy một nhà bác
học, một nghệ sỹ lớn. Một buổi tối, tôi nói chuyện với ông về đề tài, nền