— À đến anh Trobo ấy ư? Cái anh mà được gọi là “Gà Trống” ấy. Cô có
biết vậy không? Thế mà tôi không biết đâu nhé. Nhưng mà ở trong khu nhà
tôi ở, còn có một học sinh trường mỹ thuật tên là Trôrbo Machi. Anh ta là
một chàng trai rất có giáo dục. Mùa hè anh ấy mặc vải mỏng nhẹ, thắt
caravat trắng. Mùa đông chuyển sang mầu đen nom như là một nghệ sỹ lớn
ấy. Anh ấy có hứa rằng sẽ vẽ chân dung cho tôi, khi nào chồng tôi đi vắng,
nhưng ban ngày thì chồng tôi luôn ngồi nhà. Chắc cô cũng biết rằng các
họa sỹ vốn là người rất hay lăng nhăng ngay cả khi vẽ ký họa cho bạn bè
cũng thế. Chồng tôi có hai người mẫu đàn ông to béo và bốn thanh niên.
Các mẫu đàn bà là tôi không bao giờ cho vẽ. Tôi không thể chịu được! Vả
lại tôi không thể tin nổi ông chồng của tôi: tôi sẽ không bao giờ cho bọn
đàn bà mẫu vào nhà, một khi mà tôi còn sống! Bởi vị chúng nó là cái bọn
bẩn thỉu, ô nhục và rẻ tiền, chúng nó...
Thế là chị ta tuôn hàng tràng câu đánh giá chất lượng về các cô mẫu, đôi
mắt ánh lên vẻ căm ghét, đến độ Iđo phải toan hiểu rằng, có lẽ ở nhà,
Bekery phải sống rất khắc khổ.
Nàng lại sốt ruột cắt ngang câu chuyện dài dòng:
— Nhưng mà tôi yêu cầu chị hãy nói xem Trôrbo Machi nói gì?
— Nói gì à, chính anh ấy đặt cho Trobo biệt hiệu “Gà Trống”. Chẳng
phải ai khác mà chính là chồng cô đấy. Bởi vì, tôi đã tưởng nhầm họ gọi
chồng tôi nên tôi sốt ruột hỏi ngay: vì sao người ta lại gọi anh là “Gà
Trống”, vì sao vậy? Tôi không thể tin nổi, bởi vì tôi biết chồng tôi vốn là
một người rất ngoan đạo, anh ta, Trôrbo Machi không khi nào dám gọi
chồng tôi là "Gà Mái Ghẹ” đi chăng nữa! Nghe thế, chồng tôi cười và bảo
rằng tôi nhầm, Trôrbo Machi gọi “Gà Trống” là gọi Trobo kia. Đấy cũng có
lần, tôi đi tìm nhà của một người tên là Palôk. Tôi đã đi hỏi khắp, tôi sốt
ruột vì không tìm thấy. Thế rồi có một người họa sỹ Đức đi tới và chỉ cho
tôi rằng người Hung thay chữ cái b bằng chữ cái P đấy, thế là lúc đó tôi mới
tìm được.
— Nhưng mà chuyện gì xảy ra mới được chứ?