hay chết?". "Còn". Nó bảo: "Nếu sống thì già khú ra rồi còn gì". Tôi thật
bái phục trí nhớ của nó. Đã bao năm nay dung mạo nhà quê thay đổi cũng
nhiều thế mà nó vẫn nhớ. Nó chỉ cái vườn vải thiều nhà ông Khang: "Còn
nhớ cái ao trước nằm ở đây không?". "Nhớ".
Đó là năm chúng tôi mới vào cấp 2. Ông Khang làm tài chính ở
huyện, bắt được mấy trăm đồng cân sâm buôn lậu, mẹ nó khóc lóc xin xỏ
mãi không được. Một buổi đi học về nó hỏi tôi: "Mày ghét ai nhất?". "Ghét
nhất con Thúy Khang!". Thúy là con gái nhà ông Khang, làm lớp trưởng
lớp tôi. Tôi ghét vì nó là con cán bộ, lúc nào cũng tỏ ra gương mẫu còn bọn
tôi thì đứa nào cũng thích nghịch ngợm. Tôi hỏi lại nó: "Mày ghét ai
nhất?". Nó nói ngay: "Tao ghét nhất phòng thuế". Rồi nó rủ: "Có thích cho
bố con nhà lão Khang một bài học không?". Tôi lúc ấy cũng tỏ ra thích thú
vì lại sắp được tham gia một trò nghịch ngợm mới. Tôi hỏi: "Cho bố con
ông ấy bài học gì?". "Tối sẽ biết".
Tối. Hai đứa bò qua bờ rào nhà hàng xóm lần đến ao nhà ông Khang.
Cái ao này ông Khang thả ba tầng cá sắp đến ngày thu hoạch. Bò đến vườn
chanh quanh bờ ao thì tiếng chó cắn rộ lên. Vợ ông Khang cầm cây đèn dầu
thò đầu ra ngoài cửa hỏi "Ai đấy" rồi lại khép vội cửa vào. Thấy con chó
xồm cứ xồng xộc chạy ra, tôi sợ quá! Thằng Khền vỗ vào mông tôi, nói
nhỏ: "Chó dữ không sợ, chỉ sợ người dữ". Rồi thò tay vào túi lấy cục bả
thuốc Bắc ném về phía con chó, nó liền ngoạm lấy mang đi. Một lúc im ắng
không thấy động tĩnh gì. Thằng Khền ghé sát vào mặt tôi, cười: "Đúng là
ngu như chó!". Tôi nằm canh gác cho nó bò ra khoảng trống, nhìn thấy nó
ném xuống bốn góc và chính giữa ao mấy cục gì như cục gạch rồi quay lại
bảo tôi: "Biến". Sáng hôm sau cả làng kháo nhau nhà ông Khang ăn ở thế
nào bị người ta thả đất đèn chết sạch ao cá. Hôm ấy đi học tôi không dám
nhìn cái Thúy.
Thằng Khền hỏi: "Ông Khang giờ sống thế nào?". "Ông ấy về hưu lâu
rồi, sống hiền lành lắm". "Nhưng nghề của ông ấy không hiền tý nào. Ngày