tại sao mọi người giúp đỡ lẫn nhau? Sự chọn lọc cá thể mạnh nhất không
giải thích được điều này, do đó, các nhà lý luận đã đưa ra thêm ý tưởng về
“sự chọn lọc thân thích.” Điều này có nghĩa là tôi không chỉ quan tâm đến
bản thân tôi, tôi quan tâm đến cả những người mà tôi chia sẻ nguồn gen, ví
dụ như anh em họ hàng. Như nhà sinh vật học tiến hóa J.S. Haldane đã châm
biếm, “Tôi sẽ sẵn lòng nhảy xuống sông để cứu hai người em, hay tám
người họ hàng của tôi.”
Tuy nhiên, ngay cả sự chọn lọc thân thích cũng không đủ để giải thích
mọi khía cạnh hành vi của con người, vì tất cả mọi người gặp nhau và hợp
tác mà không phân biệt thân thích. Quan sát đó dẫn đến ý tưởng “chọn lọc
nhóm.” Đây là ý tưởng: nếu một nhóm bao gồm toàn những người hợp tác
với nhau, tất cả mọi người trong nhóm sẽ cùng tốt hơn. Bình quân mà nói,
bạn sẽ tốt hơn so với những người không hợp tác với hàng xóm của họ.
Cùng với nhau, các thành viên của một nhóm có thể giúp nhau để tồn tại.
Họ an toàn hơn, năng suất hơn, và có khả năng vượt qua thách thức tốt hơn.
Động lực thúc đẩy mối quan hệ của mỗi người với người khác được gọi là
tính cộng đồng cao (eusociality - eu trong tiếng Hy Lạp là cho điều tốt
lành), và nó cung cấp một chất keo, không phân biệt thân thích, cho phép
xây dựng các bộ lạc, các nhóm và các quốc gia. Nó không có nghĩa là sự
chọn lọc cá thể không xảy ra; chỉ là sự chọn lọc này không cung cấp một
bức tranh hoàn chỉnh. Mặc dù con người có tính cạnh tranh và cá nhân rất
cao theo thời gian, nhưng cũng có trường hợp chúng ta dành khá nhiều thời
gian để hợp tác vì lợi ích của nhóm. Điều này cho phép con người phát triển
mạnh trên khắp hành tinh, để xây dựng xã hội và các nền văn minh - những
kiệt tác mà mỗi cá nhân, cho dù thích nghi đến đâu, cũng không bao giờ làm
được một mình. Sự tiến bộ thực sự chỉ có thể đến khi chúng ta thiết lập các
đồng minh để trở thành liên hiệp, và tính cộng đồng cao của chúng ta là một