Goldmund: - Narcisse, anh nguỵ biện. Không phải theo con đường ấy mà
chúng ta sẽ gần nhau người này với người kia.
Narcisse: - Không có con đường mà theo đó chúng ta có thể gần nhau.
Goldmund: - Em không nói như thế
Narcisse: - Anh nói điều ấy như anh suy nghĩ. Chúng ta đâu có gần nhau
giữa những người này người khác bằng mặt trời và mặt trăng, biển và đất
liền. Bạn thân mến, hai chúng ta là mặt trời và mặt trăng, biển và đất liền.
Mục đích của chúng ta không phải là hoà tan người này trong người kia,
mà phân định ở người này và người kia những gì là chúng ta, và mỗi người
học lấy để nhìn và để đem lại vinh dự cho điều thực sự tồn tại; điều trái
ngược và điều bổ sung cho bạn của mình.
Goldmund cúi đầu, sững sờ, buồn ra mặt.
Sau cùng, cậu tuyên bố:
- Có phải vì vậy mà anh thường không coi trọng các ý tứ của em?
Narcisse ngập ngừng một chốc rồi đáp lại với một giọng rõ ràng và gay gắt:
- Chính vì điều ấy. Goldmund thân mến, em cần phải tạo thói quen trong
việc đó, chỉ có bản thân em là anh coi trọng. Hãy tin vào điều ấy, anh coi
trọng mỗi âm điệu tiếng nói của em, mỗi cử chỉ, mỗi nụ cười của em.
Nhưng các ý tưởng của em, anh ít coi trọng hơn. Ở em, anh xem trong
những gì anh cho là thiết yếu và cần thiết. Vì sao em muốn là đối với các ý
tưởng của em anh coi trọng nhiều, trong khi em nhận được bao nhiêu các
khả năng thiên phú khác?
Goldmund mỉm cười chua chát:
- Em nói đúng mà! Đối với anh, em luôn luôn như một đứa trẻ con.
Narcisse không nhân nhượng:
- Anh coi một số phận trong các ý tưởng của em như của trẻ con. Em nhớ
không chúng ta nói khi hồi là một đứa bé có lương tri của nó không hề
ngốc hơn một nhà thông thái. Nhưng khi đứa trẻ muốn nói một từ về khoa
học, nhà thông thái không coi trọng điều nó nói ấy.
Goldmund cãi lại mạnh mẽ:
- Anh cũng chế giễu em khi chúng ta không nói về khoa học. Vậy đó, anh
luôn làm như thể cả lòng hiếu đạo, mọi cố gắng của em để tiến bộ trong