NỀN DÂN TRỊ MĨ - Trang 14

chứng minh linh cảm chính trị và trực giác lí thuyết rằng: tương lai của cựu
lục địa sẽ là những gì đang diễn ra ở bên kia bờ đại dương!

Ông tập hợp những quan sát ấy trong tập I của bộ sách Nền dân trị Mĩ,

công bố năm 1835; tập I thành công vang dội và mang lại uy tín lẫn vinh dự
cho ông từ giới học thuật chuyên nghiệp. Năm 1838, ông được kết nạp vào
Viện Hàn lâm các Khoa học Nhân văn và Chính trị (Académie des Sciences
Morales et Politiques); năm 1841, được bầu vào Viện Hàn lâm Pháp trứ
danh (Académie française). Với uy tín đang lên, ông mạnh dạn kết hôn với
người bạn tình lâu năm, bất chấp sự phản đối của gia đình để thực hiện một
cuộc ‘“cách mạng dân chủ” nho nhỏ trong đời sống riêng tư!

Năm 1840, ông công bố tập II của bộ sách. Tập II được viết trừu tượng

hơn, không bàn nhiều về xã hội Mĩ nữa mà về “loại hình lí tưởng” của một
nền dân trị nói chung. Trước không khí đầy khủng hoảng của quê nhà, giọng
điệu của tập II trở nên bi quan hơn, mặc dù nơi đó ông gói ghém nhiều suy
tưởng tâm huyết nhất của mình. Tập II không hợp “khẩu vị” quen thuộc của
người đọc Mĩ, và cũng khó nuốt đối với người đọc Pháp; sách bán không
chạy và ông bắt đầu thấy khó khăn khi cầm bút.

Việc ông quay trở lại với tham vọng chính trị không hẳn vì lí do đó, bởi

ông đã theo đuổi nó từ thời trẻ và ngay trước khi in tập II, ông đã được cử tri
vùng Valogue quê hương cử vào viện dân biểu. Thành công lớn hơn là ở thời
Đệ nhị Cộng hoà khi ông được bầu vào Quốc hội và tham gia tích cực vào
việc soạn thảo Hiến pháp 1848. Năm sau, ông được cử làm Bộ trưởng Ngoại
giao của nội các Odilon-Barrot. Nhưng, nội các ấy chỉ đứng vững được vài
tháng. Sau cuộc đảo chính của Louis Napoléon vào tháng 12 năm 1851, ông
rút lui hẳn khỏi chính trị và cương quyết không ủng hộ hay hợp tác với Đệ
nhị đế chế. Trong Hồi kí (công bố năm 1893 sau khi mọi nhân vật có liên
quan đã qua đời), ông kể rõ về những suy nghĩ của mình trong những năm
tháng căng thẳng ấy.

Tocqueville lại quay trở về với công việc lí thuyết. Năm 1852, ông bắt tay

vào công trình lớn thứ hai: Chế độ cũ và cách mạng/L’Ancien Régime et la
révolution (công bố năm 1856). Trong tác phẩm này, ông dùng mô hình lịch

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.