Vậy là ta thấy tại các công xã của New England người ta bán bán mua
mua, người ta tiến công và tự vệ trước các toà án, người ta lập quỹ hoặc rút
quỹ, mà chẳng có bất cứ nhà cầm quyền nào lại nghĩ đến việc chống lại họ
hết
.
Còn về các nghĩa vụ có tính xã hội, các công xã có nhiệm vụ phải thực
hiện đầy đủ. Vậy là, khi bang cần tiền, công xã không có quyền tự do ủng hộ
hoặc tìm cách từ chối ủng hộ
. Bang muốn mở một con đường, công xã
không được quyền đóng cửa lãnh thổ của mình. Khi bang có một quyết định
về an ninh trật tự, công xã phải thực thi. Nếu bang muốn tổ chức công việc
giáo dục thống nhất trong cả nước, công xã phải mở ra những nhà trường
theo như luật định
. Rồi đây trong đoạn nói về chính quyền toàn Hoa Kì,
chúng ta sẽ còn thấy công xã, dù được điều hành ra sao và do ai điều hành,
thì cũng đều bắt buộc phải phục tùng và thực hiện những điều như được nói
bên trên. Tại đây tôi chỉ muốn nói rõ về vấn đề nghĩa vụ. Nghĩa vụ này hẹp
thôi, nhưng khi chính quyền bang đem nó ra mà áp đặt, thì đó là việc ban
hành một nguyên tắc. Để thực hiện nghĩa vụ đó, nói chung công xã lại thể
hiện hoàn toàn các quyền cá thể của mình. Chẳng hạn, thuế là cái đúng là đã
được ngành hành pháp đặt ra, nhưng công xã lại là nơi phân bổ và thu. Mở
một ngôi trường, đó là điều bắt buộc, nhưng chính công xã lại đứng ra xây,
chi tiền và điều hành.
Ở Pháp nhân viên thu thuế nhà nước đi thu thuế của các công xã. Ở nước
Mĩ, người thu thuế của công xã thu thuế cho nhà nước.
Vậy là ở Pháp chính quyền trung ương cho công xã mượn người làm; còn
ở nước Mĩ, công xã cho chính phủ mượn nhân viên. Chỉ một điều này giúp
ta hiểu rõ hai xã hội khác nhau biết bao.
VỀ TINH THẦN CÔNG XÃ TẠI NEW ENGLAND
Tại sao công xã ở New England lại được cư dân ở đó
yêu mến. − Khó khăn vấp phải ở châu Âu để tạo ra tinh