thần công xã. − Ở Mĩ, quyền lợi và nghĩa vụ công xã
cùng hợp sức với nhau tạo ra tinh thần đó. Ở Mĩ, tổ
quốc có nhiều gương mặt hơn ở các nơi khác. − Tinh
thần công xã thể hiện ra ở New England như thế nào. −
Nó tạo ra những tác động tốt đẹp gì.
Ở nước Mĩ, không những người ta có những thiết chế công xã, mà còn có
cái tinh thần công xã để trụ đỡ và làm sống động những thiết chế đó.
Công xã ở New England hội tụ được hai thuận lợi kích thích mạnh mẽ
con người. Đó là tính độc lập và quyền lực. Đúng là công xã chỉ hoạt động
bó tròn trong một phạm vi nó không ra khỏi, nhưng các vận động của nó
trong đó lại tự do. Chỉ riêng tính chất độc lập đó là đủ tỏ ra có tầm quan
trọng thực thụ, còn số dân và phạm vi to nhỏ của công xã không phải là
những yếu tố bảo đảm tính độc lập cho công xã.
Ta nên tin tưởng rằng nói chung con người chỉ có tình cảm với cái gì có
sức mạnh. Người ta không thấy tình yêu nước ngự trị lâu dài ở một xứ sở bị
chiếm. Người dân New England gắn bó với công xã không hẳn là vì họ sinh
ra ở đó, mà vì họ nhìn thấy ở cái công xã ấy một tổ hợp tự do và mạnh mẽ
mà họ có phần trong đó và quả là cũng đáng để họ tìm cách cai quản điều
hành nó.
Thường xảy ra tại châu Âu việc các chính phủ tiếc rẻ vì không thấy ở đây
có tinh thần công xã. Bởi vì mọi người đều nhất trí rằng tinh thần công xã là
một yếu tố của trật tự và thanh bình công cộng. Nhưng các chính phủ đó
không biết làm cách gì để tạo ra tinh thần công xã. Làm cho công xã mạnh
lên và độc lập lên, họ còn lo ngại phải chia sẻ quyền lực xã hội và đẩy nhà
nước đến chỗ vô chính phủ. Ấy thế mà, nếu ta tước bỏ sức mạnh và tính độc
lập của công xã đi, ta sẽ chỉ còn thấy những kẻ bị cai trị chứ chẳng còn thấy
đâu nữa các công dân.
Ngoài ra xin hãy xem xét một sự kiện quan trọng này: công xã ở New
England đã được xây dựng để thành ngôi nhà ấm cho những tình cảm nồng