Cơ cấu của quyền hành chính ở Hoa Kì không có tính tập trung và cũng
không có tính thứ bậc. Vì vậy mà ta chẳng nhìn thấy nó ở đâu hết. Quyền
hành thì có, nhưng ta chẳng thấy người đại diện quyền hành đó ngồi ở đâu
cả.
Như ở bên trên kia đã nói, các công xã của New England chẳng có ai đỡ
đầu hết. Và chúng tự mình chăm nom những quyền lợi riêng.
Phần nhiều ta bắt gặp những cán bộ tư pháp công xã với nhiệm vụ theo
dõi thực thi các điều luật chung của bang hoặc tự tay mình thực thi
chúng
.
Không lệ thuộc vào các bộ luật chung, đôi khi cấp bang cũng đưa ra
những quy chế chung về cảnh sát; nhưng thông thường thì cấp công xã và
các cán bộ công xã phải cùng với cán bộ tư pháp về trị an và tuỳ nhu cầu của
địa phương mà đưa ra các quy định chi tiết thuộc đời sống ở các khu vực và
đưa ra những quy định liên quan đến công việc sức khoẻ công cộng, đến bảo
đảm trật tự và đạo đức của các công dân
.
Cuối cùng, công việc của cán bộ tư pháp công xã là tự tay họ, và chẳng
cần đến bất kì thúc giục nào từ bên ngoài, thực hiện việc cung ứng cho các
nhu cầu bất ngờ mà lắm khi xã hội thường bắt gặp
.
Từ những điều như chúng ta vừa thấy, kết quả là ở bang Massachusetts
quyền về hành chính gần như hoàn toàn gói gọn trong công xã
; nhưng ở
đó ta thấy chúng được phân chia vào tay nhiều người.
Ở bên Pháp cấp xã thực ra chỉ có một chức quan hành chính là xã trưởng
(maire − ND).
Còn ở cấp công xã tại New England ta thấy có ít nhất là mười chín người
như thế.
Nói chung mười chín chức việc đó không lệ thuộc lẫn nhau. Luật pháp đã
vạch ra kĩ lưỡng một phạm vi hành động quanh từng chức việc đó. Trong
phạm vi đó, họ là những người toàn quyền để thực thi nhiệm vụ trên cương
vị mình và hoàn toàn không lệ thuộc bất kì chức quyền cấp công xã nào.