Nếu để mắt nhìn lên bên trên cấp công xã, ta khó mà nhận ra dấu vết một
bậc hành chính cao hơn. Đôi khi xảy ra việc các quan chức cấp quận sửa
sang một quyết định của cấp công xã hoặc của các cán bộ tư pháp công
xã
, nhưng phần nhiều thì có thể nói là những nhà hành chính cấp quận
không có quyền điều hành công việc của các nhà hành chính cấp công
xã
. Họ chỉ điều khiển những người này trong những chuyện có quan hệ
đến cấp quận mà thôi.
Những cán bộ tư pháp của công xã và của quận, ngoại trừ trong một số rất
ít trường hợp được dự liệu trước, có trách nhiệm thông báo kết quả công
việc họ tiến hành tới các chức quan của chính quyền trung ương
. Nhưng
chính quyền trung ương lại không có một đại diện là một con người đứng ra
đảm đương việc soạn các quy chế chung về cảnh sát hoặc những pháp lệnh
thi hành luật; đảm đương việc thông tin thường kì với các nhà hành chính
cấp quận và cấp công xã; đảm đương việc thanh tra tư cách của những người
này, chỉ đạo các hành động của họ và phạt khi họ làm sai.
Vậy là chẳng thấy ở đâu một cái trung tâm từ đó toả ra các quyền lực
hành chính.
Vậy thì làm cách nào mà người ta có thể dẫn dắt xã hội theo một chương
trình gần như là đồng đều? Làm cách nào người ta buộc các quận và những
nhà hành chính cấp quận, buộc các công xã và các công chức công xã phải
phục tùng mọi điều?
Tại các bang của New England, quyền lập pháp toả rộng đến nhiều đối
tượng hơn là ở nước Pháp chúng ta. Gần như là nhà lập pháp đặt chân vào
tận giữa lòng bộ máy cai trị. Luật pháp đi tới tận từng chi tiết nhỏ nhặt. Luật
còn quy định cả những nguyên tắc và phương tiện áp dụng chúng. Trong
luật cũng có quy định cả các tổ chức đi kèm và các người phụ trách chúng
với vô vàn nghĩa vụ sít sao và được định nghĩa cực kì chặt chẽ.
Từ đó mà có kết quả là, nếu như tất cả các tổ chức đi kèm và các công
chức phục tùng nghiêm luật pháp thì xã hội với tất cả các bộ phận đều cùng
đi lên theo một cung cách đồng đều. Nhưng vẫn còn có điều phải tìm hiểu