Vậy là, khi những selectmen không làm đủ các thủ tục do luật định liên
quan đến công việc bầu cử ở công xã thì họ có thể bị phạt
Thế nhưng, khi người viên chức công thực hiện nhiệm vụ một cách thiếu
khôn ngoan, khi ông ta phục tùng thiếu hăng hái nhiệt tình những quy định
của luật pháp, người đó hoàn toàn có thể không bị một cơ quan pháp chế
tóm được.
Toà án hành chính, ngay cả khi được trao quyền về hành chính, cũng bất
lực trong việc bắt buộc người viên chức kia làm tròn đầy đủ các nghĩa vụ.
Chỉ có nỗi sợ bị miễn chức mới có thể ngăn chặn được những thứ bị coi là
“tội” đó. Thế mà Toà án hành chính lại không có gốc gác từ quyền lực công
xã. Vậy là nó không thể miễn chức các viên chức không do nó cắt cử ra.
Vả chăng, để bảo đảm không có sự cẩu thả và sự thiếu hăng hái, thì phải
liên tục kiểm soát người viên chức cấp dưới. Thế nhưng Toà án hành chính
chỉ họp mỗi năm hai lần. Nó không thanh tra gì hết, nó chỉ xét xử những sự
việc có khả năng bị phạt đã được người ta tố cáo.
Về phía hội đồng, riêng cái quyền lực võ đoán được bãi miễn các viên
chức chỉ có thể bảo đảm cho người viên chức có sự phục tùng sáng suốt và
tích cực, là điều không thể áp đặt được bởi pháp chế.
Ở Pháp, chúng ta tìm kiếm sự bảo đảm này bằng chế độ thứ bậc hành
chính, còn ở nước Mĩ, người ta kiếm tìm sự bảo đảm đó trong công việc
tuyển cử.
Bây giờ, xin tóm tắt đôi chút những điều tôi vừa mới trình bày:
Khi người viên chức công của New England có phạm một tội hình sự nào
khi thực thi nhiệm vụ, các toà án thường luôn luôn có nhiệm vụ xét xử anh
ta.
Khi phạm một tội hành chính nào, thì một toà án thuần tuý hành chính có
nhiệm vụ trừng phạt anh ta, và khi vấn đề có tính chất nghiêm trọng hoặc
cấp bách, quan toà sẽ làm điều gì người viên chức phải làm trong trường
hợp tương tự