Sau hết, khi cũng người viên chức ấy phạm một trong những tội [mơ hồ]
không bắt được mà nền công lí của con người không có cả khả năng định
nghĩa lẫn đánh giá, thì người viên chức đó phải ra trước một toà án họp hàng
năm, toà này không có xử phúc thẩm, có thể làm cho viên chức đó ngay lập
tức trở thành bất lực, quyền lực của ông ta cùng với nhiệm kì cũng tuột khỏi
tay luôn.
Chắc chắn là hệ thống này bao hàm trong lòng nó những thuận lợi to lớn,
nhưng khi đem thực hành thì gặp một khó khăn thực tiễn mà ở đây ta cần chỉ
rõ ra.
Tôi đã chỉ ra rằng toà án hành chính dưới cái tên là court of sessions
không có quyền thanh tra các cán bộ tư pháp công xã. Theo một thuật ngữ
luật định, nó chỉ có thể ra tay hành động một khi nó được giao xét xử (tiếng
Pháp saisie − ND). Vậy đây chính là điểm tế nhị của hệ thống.
Người Mĩ ở New England chẳng đặt ra một chức vụ biện lí (ministère
public − ND) đặt bên toà án hành chính
, và ta cần hiểu rằng thật khó mà
lập ra một chức quan như thế. Nếu họ cứ khư khư đặt ở thủ phủ mỗi quận
một quan công tố, và ở dưới mỗi công xã lại chẳng cho ông ta nhân viên
nào, làm sao vị công tố đó lại biết rõ mọi điều diễn ra trong quận so với
chính những thành viên toà án hành chính? Nếu cho vị đó những nhân viên
làm việc ở từng công xã, thì có nghĩa là đã tập trung trong tay ông ta cái thứ
quyền hành đáng gờm nhất trong mọi quyền hành, đó là cai trị bằng pháp
định. Vả chăng luật pháp cũng do thói quen đề ra thôi, và chẳng có thứ gì
tương tự đã từng tồn tại trong hệ thống pháp lí của nước Anh.
Thế là người Mĩ đã phân chia quyền thanh tra và khiếu kiện như phân
chia mọi chức năng hành chính khác.
Các thành viên đại bồi thẩm đoàn, theo luật định, phải báo cho toà án liên
quan công việc với họ về những tội phạm các loại có khả năng xảy ra trong
quận của họ
. Có những tội nặng về hành chính nhất định mà quan biện lí
có trách nhiệm xử lí
. Rất nhiều khi sĩ quan thuế vụ phải thực hiện nhiệm
vụ trừng trị những kẻ phạm tội và nhập tiền phạt vào quỹ; tương tự như thế,