tổ chức pháp lí, và chỉ trong vài trường hợp hiếm hoi nó mới hành động như
một tổ chức hành chính.
Khó khăn đầu tiên của việc này là, với tư cách là một cơ quan quyền lực
hầu như độc lập, nó làm cách nào để chính công xã phải phục tùng luật pháp
chung của bang.
Chúng ta biết rằng, hàng năm, công xã phải cất cử ra một số lượng nhất
định cán bộ tư pháp trên cương vị assessor phải làm công việc phân bổ thuế.
Một công xã định trốn nghĩa vụ nộp thuế bằng cách không cắt cử ra các
assessor. Toà án hành chính phạt công xã đó rất nặng
. Tiền phạt tính
theo đầu người dân và thu gộp lại. Ông sheriff sĩ quan tư pháp của quận chịu
trách niệm thực thi quyết định này. Vì thế mà ở Hoa Kì quyền lực dường
như luôn luôn muốn trốn tránh kĩ khỏi con mắt mọi người. Bộ máy cai quản
hành chính hầu như bao giờ cũng nấp sau uỷ trị pháp chế. Làm như thế nó
chỉ càng mạnh thêm, vì nó có được cái sức mạnh hầu như không cự địch nổi
đã được mọi người chấp nhận trong hình thức pháp lí.
Đường lối tiến hành này dễ nhận ra và cũng chẳng có gì khó hiểu. Nói
chung, điều người ta đòi hỏi ở công xã rất gọn và xác định rõ. Nó nằm trong
một sự việc giản dị chẳng có gì là phức tạp, đó là một nguyên lí, chứ không
nằm trong một sự vận dụng chi tiết
. Cái khó là làm cách nào buộc người
ta phải tuân thủ, không phải là buộc cái công xã mà là buộc các viên chức
công xã.
Mọi hành động có thể bị khiển trách mà người viên chức công có thể
phạm phải xét cho cùng đều nằm trong những loại như sau:
Có thể ông ta làm công việc do luật định không hăng hái nhiệt tình.
Có thể ông ta không chịu làm công việc do luật định.
Sau hết, có thể ông ta lại làm công việc gì luật không cho phép.
Toà án chỉ có thể tóm được hành vi của một viên chức trong hai trường
hợp sau. Cần có một sự việc rõ rệt và có thể đem ra đánh giá được để dùng
làm căn cứ cho công việc pháp chế.