Người Mĩ cuỗm lấy thiết chế Toà hoà giải song lại tước bỏ đi của nó cái
tính chất quý tộc rất rõ nét ở tổ quốc cũ.
Thống đốc Massachusetts
cắt cử một số quan toà hoà giải cho tất cả
.
Ngoài ra, trong số những quan toà hoà giải đó, ông thống đốc lại chỉ định
cho mỗi quận một tổ chức được gọi là Toà án hành chính (tiếng Pháp tác giả
dùng: cour des sessions; tiếng Anh do ND chua thêm: the court of sessions).
Các quan toà hoà giải tham gia theo tư cách cá nhân vào việc hành chính
công. Khi thì cùng với các viên chức dân cử, họ tham gia một số việc mang
tính hành chính
; khi thì họ lập thành phiên toà xử việc các cán bộ tư
pháp kết tội công dân một cách sơ sài nên công dân từ chối tuân phục, hoặc
xét xử việc công dân tố cáo những vi phạm của cán bộ tư pháp. Nhưng chỉ
có ở Toà án hành chính thì các quan toà hoà giải mới thực hiện chức năng
hành chính quan trọng nhất của mình.
Toà án hành chính họp mỗi năm hai kì tại thủ phủ của quận. Ở bang
Massachusetts chính hội đồng này có nhiệm vụ duy trì đại bộ phận
viên
chức trong vòng kỉ luật
Ta cần chú ý nhiều tới điều này, ấy là ở bang Massachusetts, Toà án hành
chính vừa là một tổ chức hành chính thực thụ lại vừa là một toà án chính trị.
Chúng ta đã nói rằng đơn vị quận − county
vị hành chính mà thôi. Còn thì chính tay Toà án hành chính mới điều hành
một số ít lợi ích liên quan cùng lúc đến một số công xã hoặc đến toàn bộ các
công xã trong quận, và do đó không thể giao việc điều hành cho riêng một
công xã nào hết.
Khi có việc liên quan riêng tới cấp quận, nhiệm vụ của Toà án hành chính
hoàn toàn mang tính hành chính, và nếu như lắm khi hội đồng có du nhập
những hình thức pháp lí vào phương thức hoạt động thì đó chỉ là một
phương tiện tự làm tường minh mọi điều
và một bảo lãnh đối với người
dân dưới quyền hành chính của họ. Nhưng khi cần phải bảo đảm việc hành
chính đối với các công xã, thì hầu như bao giờ nó cũng hành động như một