NỀN DÂN TRỊ MĨ - Trang 18

“hoang vu” và “hầu như một chiếc nôi còn trống rỗng cho một nước lớn”.
Nhớ đến học thuyết về tư hữu của Locke, ông cho thấy người da đỏ bản địa
chỉ mới “cư trú” chứ chưa “chiếm hữu” vì chưa biết “khai phá” nó. Nói cách
khác, những người di dân văn minh từ cựu thế giới bắt gặp một tình hình hi
hữu cho phép họ “xây dựng xã hội trên các cơ sở hoàn toàn mới”. Tình hình
xuất phát này còn thuận lợi hơn cho việc phát triển một nền dân trị “tự
nhiên” nhờ yếu tố tín ngưỡng Thanh giáo nhấn mạnh đến trách nhiệm riêng
của chủ thể lẫn tinh thần “khế ước xã hội” thừa hưởng ở quê nhà. Đi vào chi
tiết, Tocqueville phân tích sâu các yếu tố chủ yếu sau đây của nền dân trị
Mĩ:

a) Trật tự xã hội của nước Mĩ mang “tính dân chủ cao độ”:

Các dị biệt giữa miền Bắc “tư sản” và miền Nam “quý tộc” được thủ
tiêu nhờ luật thừa kế hiện đại. Do việc xoá bỏ chế độ trưởng nam nên
đất đai được chia nhỏ, ngăn ngừa vĩnh viễn sự phục hồi của chế độ quý
tộc về ruộng đất.
Thương nghiệp và tài chính phát triển mang lại sự thịnh vượng với
“vòng chu chuyển tài sản có tốc độ nhanh không thể tưởng tượng
được”.
Trình độ văn minh của người di cư gốc châu Âu dễ dàng tạo nên sự
bình đẳng về tinh thần. Sự bình đẳng về tài sản và tinh thần dẫn đến sự
bình đẳng về chính trị. Tóm lại, hoàn cảnh, nguồn gốc, trình độ văn hoá
và nhất là tập tục đã giúp cho việc thiết lập nền dân trị mà không cần
diễn ra tiến trình cách mạng bạo lực như ở châu Âu. Do đó, cách mạng
năm 1776 thực chất là để giải phóng khỏi “ách áp bức của mẫu quốc”
hơn là của xã hội phong kiến. Giới địa chủ ở miền Nam và giới tư sản ở
miền Bắc cùng sát cánh đấu tranh cho sự độc lập chính trị. Nguyên tắc
của nền dân trị là sự bình đẳng của những điều kiện được thực hiện một
cách hoà bình, tự nhiên, không dẫn đến các xung đột nội bộ.

b) Chủ quyền của nhân dân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.