Là “tín điều” xuất phát cho “mọi nghiên cứu về luật pháp chính trị của
nước Mĩ”. Quyền lực không được dẫn xuất từ một nguồn gốc nào nằm
bên ngoài xã hội cả; nền dân trị ấy thoát khỏi mọi “khái niệm giả” vốn
được các hệ thống phản dân chủ khác nguỵ trang. “Nhân dân làm chủ
thế giới chính trị cũng giống như Thượng đế làm chủ vũ trụ. Nhân dân
là nguồn gốc và mục tiêu của mọi thứ; mọi thứ xuất phát từ nhân dân
và trở về lại với nhân dân”.
Tocqueville đặc biệt tán thưởng sự pha trộn khéo léo giữa dân chủ trực
tiếp và dân chủ đại diện. Trong khi ở Pháp còn tranh cãi gay gắt nên
chọn sự tự do chính trị kiểu cổ đại hoặc sự tự do riêng tư kiểu hiện đại,
thì ở Mĩ, người ta đã hợp nhất một cách tài tình: “Khi thì hội nghị làm
luật giống như ở Athènes, khi thì các dân biểu được bầu tiến hành việc
này dưới sự giám sát gần như trực tiếp của nhân dân”. Sự mô tả của
Tocqueville về chủ quyền của nhân dân đã dự đoán trước thông điệp
Gettysburg nổi tiếng của Abraham Lincohn, xem nền dân trị là “chính
quyền của dân, do dân và vì dân”.
c) Theo dòng lịch sử, Tocqueville trình bày hệ thống chính trị của nước
Mĩ như là sự ra đời của các định chế dân chủ từ dưới lên trên. Thoạt đầu là
các đơn vị nhỏ ở địa phương (Townships) tự quản, phát triển dần thành các
quận (Counties), thành các tiểu bang và sau cùng thành liên bang. Ưu điểm
của nó là sự tập trung quyền lực quốc gia đi liền với sự phi tập trung về quản
lí. Ở cơ sở, nhân dân thực thi quyền lực trực tiếp, không cho phép sự đại
diện, làm cho “quyền lực hầu như được phân tán nhỏ để càng có nhiều
người tham gia vào công việc chung càng tốt”. Ngược lại, ở tiểu bang và
liên bang thì áp dụng nguyên tắc đại diện, bảo đảm sức mạnh và chủ quyền
ra bên ngoài. Dựa theo một ý tưởng của Montesquieu, Tocqueville xem chế
độ liên bang của Hoa Kì là sự kết hợp thành công giữa an ninh đối ngoại và
tự do đối nội: “Liên bang tự do và hạnh phúc như một nước nhỏ, đồng thời
vẻ vang và hùng mạnh như một nước lớn”. Tuy nhiên, nếu tổ chức hàng dọc
của sự phân quyền khá thành công thì theo ông, cơ chế kiểm soát hàng
ngang của Hiến pháp Hoa Kì chưa đủ hiệu nghiệm. Nhìn chung, khi bàn về