ngày họ ra tay hành động, và cũng chỉ vụt xuất hiện chút xíu để tuyên bố
quyết định của mình.
Vậy là người ta quyết định mỗi bang sẽ bầu ra một số lượng nhất định các
[đại] cử tri
, những người này đến lượt họ sẽ bầu ra tổng thống. Và như
ta đã nhận xét thấy rằng các cuộc đại hội làm công việc chọn người đứng
đầu chính quyền các nước theo chế độ bầu cử không sao tránh khỏi trở thành
những trung khu của đam mê và mưu đồ; rằng đôi khi những cuộc đại hội đó
lại chiếm lấy cái quyền lực không thuộc về họ, và thường khi các hoạt động
của họ và sự hoang mang họ gây ra sau đó bị kéo dài khá lâu khiến Nhà
nước bị hiểm hoạ; và người ta tìm ra giải pháp là các cử tri sẽ cùng bỏ phiếu
vào cùng một ngày, nhưng không ở cùng một nơi
.
Phương thức bầu cử hai bậc khiến cho có khả năng có được ý kiến của đa
số, nhưng không bảo đảm chắc chắn điều đó, bởi vì vẫn có khả năng các cử
tri không cùng ý kiến như nhau, cũng như các cử tri được uỷ thác cũng có
thể không có ý kiến giống nhau.
Gặp trường hợp như vừa nói tới, người ta bắt buộc phải thực hiện một
trong ba biện pháp sau: hoặc là bầu ra những cử tri khác, hoặc là lấy ý kiến
các cử tri đã được bầu chọn rồi, hoặc là chuyển việc xin ý kiến tới một cơ
quan có thẩm quyền mới.
Hai biện pháp đầu, ngoài việc chúng có vẻ ít chắc chắn, đều dẫn tới
những sự chậm trễ và kéo dài tình trạng sôi sục luôn luôn là hiểm hoạ.
Vì thế người ta chọn biện pháp thứ ba, và người ta quy ước rằng các phiếu
bầu của cử tri sẽ được dán kín rồi gửi về chủ tịch Thượng viện. Đến một
ngày nhất định, và trước sự hiện diện của cả Thượng và Hạ viện, vị chủ tịch
Thượng viện sẽ mở thùng phiếu và kiểm phiếu. Nếu không có ứng viên nào
được đa số thì Hạ viện sẽ tiến hành ngay lập tức việc bầu cử. Nhưng người
ta cũng cẩn thận giới hạn quyền của Hạ viện lúc này. Các đại biểu chỉ có
quyền bầu ra từ một trong ba ứng viên đã thu được số phiếu bầu nhiều
nhất