NỀN DÂN TRỊ MĨ - Trang 26

“Sống bằng nhau” trước hết có nghĩa là “mưu cầu sự giàu có bằng những
phương tiện giống nhau” hơn là “thực thi những quyền chính trị ngang
nhau”. Sự bình đẳng tạo cơ hội cho mọi người “mỗi ngày chọn một vài niềm
vui”, khiến họ bám chặt vào đó “như vào một tài sản quý giá nhất”.

Với Tocqueville, nền dân trị có vẻ gần với lí tưởng “công lợi nhiều nhất

cho số đông lớn nhất” của Jemery Bentham. Nếu “con người dân chủ” nỗ
lực chiếm hữu tối đa, thì xã hội dân chủ nỗ lực mang lại “hạnh phúc” cho số
đông người nhất. Nếu sự bình đẳng là dấu hiệu tiêu biểu của nền dân trị, thì
việc săn đuổi sự giàu có là dấu hiệu tiêu biểu của sự bình đẳng. Từ đó, thái
độ với lao động cũng đổi khác. Mọi người − từ anh công nhân đến ông
nguyên thủ − đều lao động để hưởng lương, kiếm tiền, nên sự dị biệt về bản
chất giữa lao động tự do và lệ thuộc, cao cấp và thấp kém theo quan niệm
truyền thống không còn nữa. Nghề nào cũng vẻ vang như nhau; việc làm
giàu không còn bị chế nhạo mà được tôn vinh thành mẫu mực.

Tuy nhiên, việc săn đuổi sự giàu có vật chất là một lò lửa thường trực. Vì

sự giàu có không có ranh giới, nên ngay cả người giàu nhất cũng không yên
với cái “restless mind” (cái dục tâm không nguôi) của mình. Hậu quả, theo
Tocqueville, sẽ là một xã hội của “chủ nghĩa cá nhân”. Ông hiểu từ này theo
nghĩa tiêu cực, tức sự vô cảm về chính trị của người công dân, sự rút lui
hoàn toàn vào cuộc sống riêng tư. Mối dây liên đới xã hội giữa những con
người và giữa các thế hệ bị nền dân trị phá vỡ và ai lo phận nấy. Sự “chuyên
chế của tính riêng tư” và “sự bất mãn chính trị”, theo ông, là các đặc điểm
cực kì nguy hại của xã hội hiện đại, có thể gây nên thảm hoạ cho quyền tự
do chính trị và dọn sẵn miếng đất cho các chế độ chuyên chế

[15]

.

c) Sau khi bàn về đời sống tinh thần và tình cảm trong nền dân trị, ông

bàn về những tập tục của nó. Ông hiểu “tập tục” là những quy tắc và tập
quán ứng xử trong xã hội, trong đời sống gia đình cũng như trong giáo dục.
Luận điểm xuất phát: sự bình đẳng về lối sống và về cương vị xã hội làm
cho những tập tục trở nên “ôn hoà” hơn so với các xã hội bất công và tàn
bạo trước đây. Người ta chỉ thực sự có “tình cảm chia sẽ” với những người
giống như mình. Chính “tính giống nhau” (similarité) này là đặc điểm bản

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.