NỀN DÂN TRỊ MĨ - Trang 27

chất của xã hội dân chủ, phân biệt hẳn với thời cổ đại và phong kiến. Thời
trước, người ta không muốn “làm cho mình giống kẻ khác”, còn thời nay, cá
nhân rất thích “đánh mất cá tính của mình đi để được là một với quần chúng
phổ biến”.

Tính giống nhau làm nảy sinh hình thức mới trong việc thừa nhận lẫn

nhau: đồng nhất hoá với người khác. Nhờ đó, quan hệ xã hội đơn giản hơn,
thoải mái hơn và cũng trực tiếp hơn. Nhưng, theo ông, cái “toàn cục chính
trị” lại là kẻ thua cuộc trong tiến trình này: “nền dân trị tháo lỏng những
xiềng xích xã hội, nhưng lại siết chặt mối dây liên kết tự nhiên. Nó cột chặt
bà con, bằng hữu lại, đồng thời tách rời những người công dân ra khỏi
nhau”. Tính đơn điệu sẽ làm chủ; “đam mê” duy nhất chỉ là đam mê làm
giàu, và hình ảnh ấy sẽ “sớm làm ta mệt mỏi” và dẫn tới sự “tê liệt” về chính
trị-xã hội. Quả thật, áp lực “đồng phục hoá” của công luận trong thời kì ổn
định của nền dân trị khiến không có triển vọng nào cho những đảo lộn lớn
hay những cuộc cách mạng xã hội. “Nền hoà bình vĩnh cửu” đầy mơ ước
của Kant tỏ ra không mấy hấp dẫn trước mắt Tocqueville!

[16]

d) Tinh thần, tình cảm, tập quán của “état social” như thế sẽ ảnh hưởng

như thế nào đến các định chế chính trị của “état politique”?

Kết quả dễ thấy − theo Tocqueville lẫn J. S. Mill − là tác động của tư duy

“đồng phục” lên định chế chính trị. Vì “cá nhân tỏ ra nhỏ hơn và xã hội tỏ ra
lớn hơn”, và “mỗi công dân − trở nên giống hệt những người khác − bị mất
dạng trong đám đông”, nên con người trong thời đại dân chủ “rất dễ có tư
tưởng về những ưu quyền của xã hội và có quan niệm hết sức khiêm tốn về
những quyền của cá nhân”. Thật nghịch lí: lòng tin quá mức vào xã hội lại
thoát thai từ tình yêu và cuộc đấu tranh gian khổ trước đây cho quyền tự do
và tự trị của cá nhân. Theo ông, sự tự trị ban đầu có nguy cơ bị đảo ngược.
“Về lâu dài, thật bí hiểm nhưng cũng chắc chắn, nó sẽ hướng con người đến
sự nô lệ”.

Sự mất tự do gắn liền với việc tập trung các quyền lực chính trị. Tiến trình

này là kết quả logic của lối tư duy “đồng phục”. Ý tưởng về một quyền lực
tập trung, điều khiển mọi công dân theo những quy định thống nhất là ý thức

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.