NỀN DÂN TRỊ MĨ - Trang 29

cãi nhưng rất đáng để tìm hiểu và thảo luận. Ông đặt vấn đề tự do trong nền
dân trị từ các nhận định cơ bản sau đây:

Trước hết, “sự bình đẳng của những điều kiện” là điểm xuất phát và hòn

đá tảng trong học thuyết chính trị của Tocqueville. Điều ấy không lạ vì đây
chính là thành tựu lớn nhất của thời hiện đại. Tiếc rằng ông không định
nghĩa thật rõ về khái niệm ấy, nhưng rõ ràng nó chống lại mọi hình thức đặc
quyền quý tộc và phong kiến. Tuy nhiên, theo ông, quan niệm “hợp tình hợp
lí” ấy về sự bình đẳng không đồng nhất với việc cào bằng mọi sự khác biệt.
“Sự bình đẳng tuyệt đối là một ảo ảnh” như một ghi chú của ông vào đầu
năm 1848 (xem Toàn tập III, 2, 742). Ông không tin rằng sự bình đẳng sẽ
xoá bỏ được hết mọi sự phân biệt về giai cấp và đẳng cấp trong xã hội dân
chủ. Theo ông, nó chỉ xoá bỏ đẳng cấp “tự nhiên” do nguồn gốc xuất thân,
còn giữ lại sự phân biệt đẳng cấp do “tự nguyện”: “Về bản tính tự nhiên,
không ai phải phục tùng người khác hết cả mà chỉ phục tùng tạm thời do tác
động của khế ước mà thôi. Trong khuôn khổ của hợp đồng này thì người này
là chủ, người kia là kẻ làm thuê, nhưng bên ngoài khuôn khổ ấy, họ là hai
công dân, hai con người như nhau” (tập II).

Ông xem sự bình đẳng đã được thiết lập về mặt chính trị thông qua các

cuộc cách mạng tư sản ở thế kỉ XVII và XVIII. Những nhà tự do chủ nghĩa
và xã hội chủ nghĩa tranh cãi nhau về các hình thức và các ranh giới của sự
bình đẳng, nhưng đều nhất trí ở chỗ nguyên tắc ấy là sự cắt đứt triệt để với
quá khứ. Tocqueville bổ sung một nhận định: theo ông, ý niệm về bình đẳng
không chỉ bắt nguồn từ kho vũ khí tư tưởng của thời Khai sáng mà còn bắt
nguồn xa hơn từ quan niệm của Ki Tô giáo về con người như là vật thụ tạo
và là hình ảnh của Thượng đế, ngăn cấm mọi đặc quyền trước người đồng
loại. Theo ông, từ chỗ đánh giá sự bình đẳng như là ý tưởng Ki Tô giáo, xã
hội phương Tây hiện đại có được tính “chính đáng” về đạo lí, thậm chí, xem
việc chống lại nền dân trị là “chống lại Thượng đế”. Trong chừng mực đó,
ông đưa ra luận điểm riêng của mình: không phải ngẫu nhiên mà cuộc cách
mạng dân chủ lại diễn ra trước hết và chủ yếu ở “thế giới Ki Tô giáo”. Còn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.