NỀN DÂN TRỊ MĨ - Trang 30

các nền “dân trị” cổ đại − vẫn phân biệt giữa người tự do với người nô lệ và
các dân tộc “dã man” − là chưa xứng đáng với danh hiệu này.

Nếu sự bình đẳng là “đặc trưng của thời đại dân chủ” thì sự tự do lại từng

có nhiều hình thức khác nhau trong các thời đại trước đây. Ông phân biệt
giữa tự do quý tộc và tự do dân chủ. Trong trường hợp trước, tự do biểu thị
một đặc quyền, nên có sự bất bình đẳng giữa người tự do và người không tự
do. Ngược lại, tự do dân chủ lại phục tùng nguyên tắc bình đẳng. Quyền tự
quyết của cá nhân chuyển hoá về mặt chính trị thành chủ quyền của nhân
dân. Vì thế, theo ông, khái niệm dân chủ về sự tự do phổ biến là hình thức
đúng đắn và thích hợp của khái niệm “liberté” (tự do) trong thời hiện đại.
Ông đồng ý với Benjamin Constant rằng các cơ sở tinh thần và xã hội của tự
do dựa trên sự bất bình đẳng − như nơi Monstesquieu − đã trở nên lỗi thời.
Do đó, nơi Tocqueville, ta không thể bảo ông xem tự do là ưu tiên hơn bình
đẳng. Ngược lại, nếu xem trọng bình đẳng hơn tự do cũng sẽ làm mất sự cân
bằng giữa hai lí tưởng ấy, và sẽ dẫn đến sự khủng bố và áp bức.

Thế nhưng, trong xã hội hiện đại, ta luôn chứng kiến sự tự do ngày càng

bị đe doạ trầm trọng. Theo ông, sự đồng nhất giữa tự do và bình đẳng được
J. J. Rousseau đề xướng trong Khế ước xã hội (Du Contrat social, 1745) chỉ
có trong ý nghĩa trừu tượng của một lí tưởng xa vời. Ông đã chứng kiến biết
bao hình thức bình đẳng mà không có tự do. Ông thấy các dân tộc hiện đại
tha thiết với “sự bình đẳng trong tự do”, nhưng “họ không đạt được điều
này, vì vẫn còn muốn sống trong sự nô lệ”. Tuy nhiên, Tocqueville nhận rõ
rằng nguyên tắc bình đẳng và nguyên tắc tự do không phải là một sự đối lập
không điều hoà được. Tuy chúng luôn ở trong một mối quan hệ căng thẳng,
nhưng vẫn mở ra khả năng giải quyết. Ông muốn “science politique” (khoa
học chính trị) của mình góp phần bắt một nhịp cầu giữa hai lí tưởng ấy.

Trước hết ông chia sẽ với Thomas Hobbes sự cần thiết của một môn

“khoa học chính trị” mới mẻ. Nhưng, khác với Hobbes, khoa học này không
dùng để chống lại sự vô chính phủ mà để ngăn ngừa các xu hướng chuyên
chế trong xã hội hiện đại. “Làm cho tự do xuất hiện từ trong lòng xã hội dân
chủ” là một vấn đề được đặt ra hoàn toàn mới mẻ: “tôi chẳng thấy đâu có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.