NỀN DÂN TRỊ MĨ - Trang 31

được điều ấy cả” là kết luận của ông ở cuối tác phẩm. Phương pháp tiếp cận
của ông, như đã nói, là phân biệt một cách cơ bản giữa trạng thái xã hội (état
social) và hệ thống chính trị (état politique). Khoa học chính trị xoay quanh
vấn đề phương thức quan hệ giữa hai lĩnh vực này với nhau, ông tán thành
luận điểm của Guizot rằng “état politique” là biểu hiện và là chức năng của
“état social”. (Về sau, ông dành cho “état politique” vai trò lớn hơn. Thay vì
là chức năng của état social, ông xem cơ cấu chính trị là động lực của sự
phát triển xã hội).

Cũng giống như với khái niệm “bình đẳng”, ông không định nghĩa thật rõ

về “tự do”. Có lẽ vì ông thấy khó “định nghĩa” chúng một cách chặt chẽ.
Thay vào đó, một mặt, ông xem chúng như là các định đề luân lí tối hậu, và
mặt khác, mô tả các biểu hiện tâm lí cụ thể của con người về chúng. Theo
ông, trong thời hiện đại, cái “amour d’égalité” (lòng yêu bình đẳng) lấn át
cái “goût de liberté” (sở thích tự do). Cho nên, “khó mà làm cho người ta
hiểu được tự do khi họ không hề cảm nhận về nó”, tức khi người ta thiếu cái
“mentalité” (não trạng) tự do. Vì thế, giống như ông đã đặt “định chế” đứng
sau tư duy, tình cảm và tập tục, ông cho rằng nền dân trị tự do chỉ đạt đến
được khi luật pháp thấm nhuần một “tinh thần” nhất định, một “văn hoá
chính trị sống động” nào đó, tương tự như cách đặt vấn đề của Montesquieu.

Ông muốn tránh cả hai cách hiểu “cực đoan” về tự do: cách hiểu “quý

tộc” viện dẫn đến sự tồn tại của một quy phạm có trước, xác định sự tự do
hành động của cá nhân một cách tiên nghiệm, lẫn cách hiểu “cấp tiến” chỉ
chấp nhận sự giới hạn tự do ý chí bởi những điều kiện khách quan, ông chủ
trương một thứ tự do “ôn hoà, có chừng mực, được đức tin, tập tục và luật
pháp củng cố”.

Về mặt chính trị, khái niệm về tự do của Tocqueville muốn điều hoà giữa

hai thái cực của Constant và Rousseau, hay nói cách khác, giữa hai quan
niệm khác nhau về tự do theo cách phân biệt đã trở thành kinh điển của
Isaiah Berlin: tự do tiêu cực (thoát khỏi một điều gì) và tự do tích cực (để
làm một điều gì)

[18]

. Đó là sự đối lập giữa tự do cá nhân của thời hiện đại và

tự do chính trị của thời cổ đại. Theo Tocqueville, tự do tiêu cực kiểu B.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.