Làm xong việc này rồi, người ta đưa cái thế lực mới tham gia vào thế giới
chính trị.
Với một người xa lạ, mọi cãi cọ nội bộ ở Hoa Kì thoạt nhìn có vẻ như
không sao hiểu nổi hoặc như trò con nít, và chẳng biết ta có nên thương hại
không một dân tộc nghiêm túc tiến hành những trò nghèo nàn đến thế hay là
ta nên thèm khát cái hạnh phúc của kẻ có thể tham gia vào được những
chuyện tương tự.
Nhưng khi ta nghiên cứu kĩ lưỡng những động cơ bí ẩn ở nước Mĩ đang
chi phối các phe nhóm, ta dễ dàng nhận diện thấy phần lớn các phe nhóm đó
đều gắn bó ít nhiều với một trong hai đảng lớn đang chia rẽ con người kể từ
khi có những xã hội tự do. Càng đi sâu hơn nữa vào tư duy kín đáo của các
đảng này, ta càng nhận ra rằng có những đảng hành động để thu hẹp việc sử
dụng quyền lực công cộng, trong khi các đảng khác thì tìm cách mở rộng
việc sử dụng ấy.
Tôi không hề nói rằng các đảng phái ở Hoa Kì luôn luôn có cái mục đích
không giấu diếm và cũng chẳng có cái mục đích kín đáo tìm cách đưa nền
quý tộc trị hoặc nền dân trị ra cả nước. Tôi nói rằng ta dễ dàng tìm thấy
những đam mê quý tộc hoặc dân chủ trong sâu thẳm mọi đảng phái. Và cho
dù mắt ta không thấy được, chúng vẫn tạo thành điểm nhạy cảm và tâm hồn
của các đảng đó.
Tôi muốn kể ra một thí dụ mới xảy ra: tổng thống tiến công ngân hàng
Hoa Kì. Cả nước xúc động và chia rẽ. Các tầng lớp sáng suốt nói chung
đứng về phe ngân hàng, còn nhân dân thì ủng hộ tổng thống. Bạn có cho
rằng nhân dân đủ sức thấy rõ những lí do khiến họ có quan điểm như thế
giữa những trò quanh co tinh vi của một vấn đề khó khăn nhường ấy, khi
ngay cả những con người lõi đời cũng chần chừ? Không hề. Thế nhưng ngân
hàng là một tổ chức lớn có cuộc sống độc lập. Nhân dân, khi thủ tiêu hoặc
dựng lên mọi thế lực, đều chẳng có tác dụng gì tới cái nhà ngân hàng đó hết,
điều đó khiến người dân ngạc nhiên. Giữa sự chuyển động toàn diện không
ngừng của xã hội, cái điểm đứng im không nhúc nhích kia chọc tức con mắt
người dân, và nhân dân muốn chính mắt mình thấy liệu có khi nào mình có