cho ta. Đầu óc con người dễ bị lạc theo những vẻ chính xác sai lầm ở đúng
những chỗ nó đi chệch, và ta yên tâm nằm ngủ mà mở mắt nhìn những sự
thật sai lạc được mang vỏ bọc toán học.
Vậy thì ta hãy từ bỏ các con số và thử tìm chứng cứ ở chỗ khác.
Một quốc gia có lộ ra cái vẻ thịnh vượng vật chất không; sau khi nộp thuế
cho nhà nước, người nghèo có còn giữ lại được nguồn sống không và người
giàu có giữ lại được chỗ dư thừa không; cả người giàu lẫn người nghèo có tỏ
ra thoả mãn với số phận mình và mỗi ngày lại tìm cách cải thiện nó lên nữa
không, để cho vốn liếng không lúc nào thiếu cho sự phát triển công nghiệp,
và đến lượt nó nền công nghiệp lại không bao giờ thiếu phát triển để gọi
thêm vốn liếng: đó là những dấu hiệu mà nếu thiếu tư liệu tích cực ta có thể
cầu viện đến để hiểu rõ phải chăng các gánh nặng công cộng đè lên vai nhân
dân có tương đồng với tình trạng giàu nghèo của họ.
Nhà quan sát nếu bám vào những chứng cứ đó hẳn sẽ đánh giá rằng người
dân của Hoa Kì góp cho Nhà nước một phần nhỏ hơn thu nhập của họ so với
người dân Pháp.
Nhưng có cách nào để ta có thể quan niệm rằng sự việc còn có thể khác
đi?
Một phần nợ của nước Pháp là do có hai cuộc xâm lăng; còn Liên bang
Mĩ thì không lo gì chuyện đó. Vị trí của chúng ta bắt buộc ta phải duy trì đều
đặn một số quân thường trực; sự cách li của Hoa Kì cho phép họ chỉ giữ gần
6.000 lính thôi. Chúng ta duy trì gần 300 hạm thuyền, người Mĩ chỉ có
52
. Làm cách nào người dân của Hoa Kì lại có thể chi cho nhà nước
ngang bằng người dân nước Pháp?
Vậy là chẳng làm cách nào có thể so sánh nền tài chính của hai quốc gia
có điều kiện cách xa nhau đến thế.
Chỉ có cách quan sát những gì xảy ra trong Liên bang Mĩ, chứ không phải
là dùng cách so sánh hai nước, mà chúng ta có thể đánh giá xem liệu nền
dân trị Mĩ có thực sự tiết kiệm không.