cao đẹp nhất của con người cũng phải câm họng. Có thể người Bắc Mĩ sẽ
đồng ý tạm vui thú với một cô gái da đen nếu các nhà lập pháp tuyên bố cô
kia không có quyền mơ tưởng chung giường chiếu với người da trắng;
nhưng một khi cô ta có quyền trở thành vợ, thì anh ta ghê tởm tránh xa cô ta
luôn.
Chính vì thế mà ở Hoa Kì định kiến xua đuổi người da đen dường như lại
gia tăng theo tỉ lệ với mức độ giải phóng người nô lệ da đen, và sự bất bình
đẳng được khắc sâu thêm trong tập tục chừng nào nó bị xoá đi trong luật
pháp.
Nhưng nếu tương quan giữa hai giống người sống chung nhau tại Hoa Kì
đi đến tình trạng như tôi vừa mô tả, thì tại sao người Mĩ lại xoá bỏ chế độ nô
lệ ở miền Bắc liên bang, và tại sao chế độ đó lại được duy trì ở miền Nam,
và do đâu mà ở đó nó lại mạnh lên?
Trả lời thật dễ. Người ta xoá bỏ chế độ nô lệ ở Hoa Kì không vì lợi ích
người da đen mà vì lợi ích người da trắng.
Những người da đen nô lệ đầu tiên được nhập vào bang Virginia quãng
. Ở Mĩ, cũng như bất cứ nơi nào trên trái đất này, chế độ nô lệ
đều sinh ra ở miền Nam. Từ vùng đó nó loang dần đi. Nhưng khi chế độ nô
lệ leo dần lên phương Bắc, thì số lượng người nô lệ bị giảm đi
; ta bao
giờ cũng thấy rất ít người nô lệ da đen ở New England.
Các khẩn địa được lập ra. Một thế kỉ trôi đi, và một sự kiện đặc biệt bắt
đầu đập vào mắt mọi người. Dân số gia tăng, giàu có gia tăng và đời sống
hạnh phúc gia tăng ở những địa phương hầu như không có nô lệ, nhanh hơn
ở các địa phương có nô lệ.
Song ở các địa phương không có nô lệ, người dân phải tự mình canh tác
đất đai hoặc thuê mướn dịch vụ từ người khác; tại các địa phương có nô lệ
thì có sẵn lao động để thuê làm không công. Loại địa phương thứ nhất phải
lao động và chi phí, loại thứ hai chỉ rong chơi và thu nhập: ấy thế mà ưu thế
lại rơi vào tay loại địa phương thứ nhất.