mình trong khi chờ đợi người ta đến thuê kĩ năng khéo léo của mình. Phải
mua nô lệ để rồi đem dùng họ.
Không kể những chuyện rầy rà nói chung như thế, chế độ nô lệ cũng tự
nhiên kém có khả năng ứng dụng ở những nơi trồng cây ngũ cốc so với
những nơi trồng những nông sản khác.
Trồng thuốc lá, bông, và nhất là trồng mía thì khác, chúng đòi hỏi chăm
sóc liên tục. Ở những nơi này có thể thuê phụ nữ và trẻ em là loại lao động
không dùng được vào canh tác lúa mì. Vì vậy mà chế độ nô lệ đặc biệt thích
hợp cho nơi nào làm ra những sản phẩm như tôi vừa kể.
Thuốc lá, bông, và mía chỉ mọc ở miền Nam. Chúng là nguồn tài phú
chính yếu của vùng đó. Khi thủ tiêu chế độ nô lệ đi, người miền Nam đứng
trước một trong hai lựa chọn sau: hoặc là họ sẽ phải thay đổi hệ thống canh
tác, khi ấy họ sẽ cạnh tranh được với những người miền Bắc năng động hơn
và giàu kinh nghiệm hơn họ; hoặc là họ vẫn trồng các cây như trước đây mà
không có lao động nô lệ, khi đó họ sẽ phải chịu đựng sự cạnh tranh từ các
bang khác của miền Nam vẫn còn duy trì lao động nô lệ.
Vậy là miền Nam có những lí do riêng mà miền Bắc không có để duy trì
chế độ nô lệ.
Nhưng đây nữa lại còn một động lực mạnh mẽ hơn mọi động lực khác.
Dẫu sao thì miền Nam cũng có thể xoá bỏ chế độ nô lệ, nhưng rồi sẽ quăng
các người da đen đi đâu? ở miền Bắc, người ta cùng một lúc xua đi cả chế
độ nô lệ lẫn người nô lệ. Ở miền Nam, người ta khó có thể hi vọng cùng một
lúc đạt kết quả kép như thế.
Bằng cách chứng minh rằng việc sử dụng lao động nô lệ ở miền Nam vốn
tự nhiên hơn và sinh lợi hơn ở miền Bắc, tôi đã nói khá rõ vì sao số lượng nô
lệ ở đó phải cao hơn. Chính miền Nam là nơi những nô lệ đầu tiên từ châu
Phi được người ta mang vào Mĩ. Cũng chính đó là nơi càng ngày càng nhập
nô lệ vào với số lượng lớn. Càng đi xuống miền Nam, cái định kiến nhàn rỗi
là vinh dự càng có giá. Tại các bang càng gần hơn với vùng nhiệt đới, chẳng
thấy một người da trắng nào lao động cả. Do đó mà người nô lệ da đen ở